Cần sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động phòng chống trục lợ

Một phần của tài liệu Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 55 - 56)

trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Tại Việt Nam,quản lý nhà nước về hoạt động KDBH được thực hiện thông qua:

- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về KHBH

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quả lý nhà nước về KDBH. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về KDBH theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước. Có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường

Luật KDBH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kí họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.Luật KDBH đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và có vai trò tích cực trong việc điều tiết thị trường. Tuy nhiên trong số 9 chương, 129 điều chưa có chương nào điều nào đề cập tới vấn đề trục lợi bảo hiểm. Vì thế, rất khó khăn cho các DNBH, khi phát hiện ra trục lợi bảo hiểm, không biết xử lí thế nào ngoài việc từ chối bồi thường. Theo nghị định về xử phạt hành chính, hành vi trục lợi bảo hiểm chỉ bị xếp vào loại bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa là 20 triệu đồng. Chính vì hành lang

pháp lí chưa đầy đủ nên trục lợi bảo hiểm chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, và không có tính chất răn đe.

Hiện nay,Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung của Luật Kinh doanh bảo hiểm (năm 2010).Tuy nhiên vẫn còn cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hơn nữa. Cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật cần bị lên án về đạo đức và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về trục lợi bảo hiểm, đặc biệt cần phải có quy định về tội danh “Trục lợi bảo hiểm” trong Bộ luật hình sự để có thể xử lý đúng tội danh trục lợi bảo hiểm và phù hợp với thông lệ quốc tế.Hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc, phải làm sao để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên án về mặt đạo đức,lên án mạnh mẽ trước xã hội,trừng trị nghiêm khắc, răn đe rõ ràng về pháp luật.

Bên cạnh đó, nhà nước nên sớm có các quy định buộc các cơ quan tổ chức có nghĩa vụ cung cấp các thông tin có liên quan đến người mua bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khi có yêu cầu. Đây cũng là một trong những biện pháp thiết thực giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh,phòng chống được tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w