Công tác giám định

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 39 - 40)

III. QUY TRÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

3.Công tác giám định

Mục đắch chắnh của việc giám định và thanh toán tổn thất (công tác giám định tổn thất) trong BH nói chung và BH cháy nói riêng là xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm của công ty BH hay không và thanh toán chắnh xác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường có thể thuộc trách nhiệm BH để có cơ sở giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chắnh xác, công bằng cho khách hàng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nó tạo nên uy tắn của nhà BH đối với khách hàng, do vậy có thể nói đây là biện pháp quảng cáo hữu hiệu nhất.

Ngoài ra do đặc điểm của bản thân nghiệp vụ BH cháy nên công tác giám định là một trong những công việc phức tạp nhất, do vậy mỗi doanh nghiệp BH đều đưa ra những yêu cầu và nguyên tắc riêng cho mình.

Những yêu cầu và những nguyên tắc mà các doanh nghiệp BH thường đưa ra là:

+ Phải nhanh chóng, kịp thời, chắnh xác.

+ Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện sau giám định bồi thường. + Nếu thực hiện TBH cần thiết phải phối hợp với những nhà TBH để tổ chức giám định.

- Nội dung của giám định thường bao gồm các bước sau:

+ Bước 1: xác định chắnh xác địa điểm, thời gian, đối tượng thiệt hại, nguyên nhân gây ra tổn thất. Bước này phải làm hết sức khẩn trương, chuẩn xác không được sai sót.

+ Bước 2: lấy lời khai của các nhân chứng (thông thường gồm những người trực tiếp chứng kiến, công an, thuế vụ, chắnh quyền địa phương Ầ) + Bước 3: thống kê nhanh chóng kịp thời, chắnh xác số lượng, chủng loại TS bị cháy và giá trị thiệt hại thực tế (bước này cần phối hợp với công an, chắnh quyền địa phương và những đương sự)

+ Bước 4: lập biên bản giám định và phải có đây đủ chữ ký của các bên (công an, cảnh sát PCCC, chắnh quyến sở tại, kế toán Ầ)

Căn cứ biên bản giám định người BH dự trù STBT một lần hoặc nhiều lần theo thoả thuận, và thông qua đó có thể đề xuất với người được BH những biện pháp nhằm hạn chế tối thiểu hậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừa các tổn thất có thể phát sinh trong tương lai. Sau khi nhà BH đã bồi thường, nếu người tham gia khiếu kiện yêu cầu giám định lại hoặc phải giám định bổ sung nhà BH vẫn chấp nhận nhưng nếu giám định lại, giám định bổ sung kết quả vẫn không thay đổi thì toàn bộ chi phắ giám định lại người tham gia phải chịu. Ngược lại nếu có sai lệch nhà BH chịu.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 39 - 40)