Hợp đồng Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 29 - 31)

b, Các rủi ro loại trừ:

3.4Hợp đồng Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Hợp đồng BH là hợp đồng được ký kết giữa nhà BH và người được BH mà theo đó nhà BH thu phắ của người được BH và bồi thường cho người được BH các tổn thất, thiệt hại của đối tượng BH theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng BH. Tất cả các loại hợp đồng BH đều phải cấp bằng văn bản. Nội dung của mỗi hợp đồng BH thường bao gồm những yếu tố sau:

- Tên, địa chỉ doanh nghiệp BH, bên mua BH. - Điều kiện BH, phạm vi BH, điều khoản BH. - Giá trị TS được BH cháy nổ.

- Quy tắc, biểu phắ BH được áp dụng. - Điều khoản loại trừ trách nhiệm BH. - Thời gian BH.

- Mức phắ, phương thức đóng phắ. - Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần.

- Thời hạn, phương thức trả tiền BH hoặc bồi thường. - Trách nhiệm của bên mua và bên bán BH.

- Các quy định giải quyết tranh chấp. - Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. - Ngày tháng giao kết hợp đồng.

Trước khi tiến hành cấp một bản hợp đồng BH cháy, công ty BH phải thực hiện một số khâu mang tắnh chất nghiệp vụ. Các bước này được áp dụng trong trường hợp một khách hàng mới tham gia BH lần đầu. Trên cơ sở giấy yêu cầu BH của người tham gia BH gửi tới, công ty BH tiến hành điều tra rủi ro của đối tượng BH (theo mẫu in sẵn). Dựa trên những thông tin thu thập được để nhà BH quyết định xem có nên tiến hành BH đối với đối tượng hay không. Nếu chấp nhận thì công ty BH sẽ gửi đến khách hàng một bản chào phắ gồm những thông tin cơ bản về mức phắ, rủi ro được BHẦ

Ngoài ra trong BH cháy có thể sử dụng giấy chứng nhận BH thay cho hợp đồng BH. Giấy chứng nhận BH là văn bản phản ánh các đặc điểm riêng biệt của rủi ro, khách hàng, hiệu lực BH, phạm vi BH, phắ BH. Bên cạnh đó giấy chứng nhận BH là cấu thành cơ bản của hợp đồng BH, là cơ sở đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho một hợp đồng có hiệu lực.

Sau khi chào phắ và được sự chấp thuận của khách hàng, công ty BH yêu cầu khách hàng kiểm tra lại giấy yêu cầu BH gửi cho công ty BH kèm theo các số liệu chắnh xác để tiến hành cấp đơn. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp BH cũng có thể cấp một đơn BH thực sự ngay sau khi thỏa thuận xong các điều khoản của các hợp đồng BH do nội dung BH chi tiết theo từng điều khoản cụ thể đôi khi cần nhiều thời gian để chuẩn bị trong khi Ngân hàng, môi giới BH hoặc khách hàng có thể có nhu cầu phải có bằng chứng xác nhận việc hợp đồng BH đã có hiệu lực. Trong trường hợp đó nhà BH sẽ phải chuẩn bị một đơn BH tạm thời để cấp cho khách hàng.

Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận BH. Thông thường hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi người tham gia BH nộp phắ và kết thúc vào 16h ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm.Việc quy định thời hạn BH chắnh xác ngày, giờ như vậy để tránh hiện tượng trục lợi BH do khi sắp hết thời gian BH thì ngày cuối cùng BH dễ trục lợi nhất. Mặt khác thời gian hỏa hoạn có thể kéo dài nếu không quy định như vậy rất dễ xảy ra tranh chấp khiếu kiện.

Hợp đồng BH cháy thường là hợp đồng có thời hạn một năm. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu người được BH, công ty BH nhận BH với thời hạn một năm hoặc BH ngắn hạn (tháng, quý). Sau khi kết thúc thời hạn BH, người tham gia có thể tiếp tục đóng phắ BH và yêu cầu công ty BH tiến hành tái tục.

Trong thời hạn BH, nếu TS được BH bị di chuyển ra ngoài khu vực được BH hoặc không còn thuộc quyền sở hữu của người được BH thì hợp đồng BH mất hiệu lực.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 29 - 31)