II. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC THU BHX HỞ CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. Đối với các cơ quan chức năng
1.2. Bảo toàn, tăng trưởng quỹ
Quỹ BHXH có khả năng cân đối lâu dài hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó công tác đầu tư để bảo toàn tăng trưởng quỹ là một mặt công tác không thể bỏ qua. Đối với vấn đề này đòi hỏi đặt ra với các cơ quan BHXH cấp dưới là thực hiện công tác thu, đôn đốc thu ngày càng hiệu quả, thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời số tiền BHXH thu được phải nộp về cơ quan BHXH cấp trên đúng ngày tháng quy định tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
Đối với các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH muộn hơn so với quy định từ 30 ngày trở lên (theo quy định các cơ quan này phải nộp BHXH về cơ quan
BHXH ngay sau khi trả lương cho người lao động hàng tháng) thì ngoài khoản tiền BHXH nộp chậm còn phải nộp phạt theo quy định và nộp thêm một khoản tiền bằng mức lãi suất của số tiền BHXH nộp chậm với lãi suất tính theo mức lãi quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Trừ các cơ quan, đơn vị được Chính phủ cho phép nộp chậm, đối với các cơ quan, đơn vị khác cố tình chây ì thì cơ quan BHXH được quyền đề nghị ngân hàng hoặc kho bạc nơi cơ quan đó mở tài khoản trích số tiền BHXH nộp chậm từ tài khoản của cơ quan đó chuyển sang tài khoản của cơ quan BHXH mà không cần có sự đồng ý thanh toán của chủ tài khoản. Hiện nay với mức phạt quy định là 2 triệu đồng cho một lần vi phạm bị xử lý nhìn chung là chưa hợp lý vì với một mức phạt tương đối thấp như vậy thì với mức lợi thu được từ việc cố tình chiếm dụng vốn người sử dụng lao động có thể chấp nhận phạt và tiếp tục chậm đóng BHXH trong các lần tiếp theo. Nên chăng tăng mức phạt này theo một tỉ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm phải nộp để việc áp dụng hình thức phạt đối với người vi phạm có thể phát huy hiệu quả như mong muốn.
Với cơ quan BHXH cấp trên để có thể bảo tồn và tăng trưởng quỹ thì cần phải đầu tư quỹ BHXH vào các lĩnh vực theo quy định, có độ rủi ro thấp, khả năng hoàn vốn cao. Đồng thời có các biện pháp khuyến khích thích hợp để đôn đốc thu góp phần tăng thu cho quỹ BHXH. Các lĩnh vực đầu tư theo quy định bao gồm mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước, cho ngân sách nhà nước, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách vay và các dự án đầu tư mà Thủ tướng Chính phủ quy định. Bên cạnh đó để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH đỏi hỏi công tác thành lập các quỹ dành riêng cho quản lý sự nghiệp, khen thưởng, phúc lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng... của BHXH phải tuân theo đúng các quy định của ngành.
Trong công tác bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH còn phải chú ý đến việc bổ sung hoàn thiện công tác thu, chống thất thu, giảm thiểu nợ đọng BHXH. Như vậy, ngoài công tác thu, đôn đốc thu trực tiếp của các cơ quan
tiễn và lý luận để đưa ra các biện pháp thúc đẩy công tác thu một cách phù hợp với biến động giá cả và khả năng cân đối quỹ BHXH. Hiện nay BHYT đã sát nhập với BHXH với mức đóng BHXH là 23%. BHXH Việt Nam giờ đây đã thực hiện được 6/9 chế độ BHXH, do đó mức độ phức tạp khó khăn của công việc càng trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa với mức đóng 23% lương căn cứ và hưởng 75% lương trung bình 5 năm cuối khi về hưu thì khả năng nhà nước phải bù thiếu vẫn còn rất rõ rệt. Bởi vì với mức đóng và mức hưởng như vậy thì trong 30 năm tham gia BHXH người lao động mới đóng được 83 tháng lương căn cứ và chỉ chưa đến 10 năm nhận lương hưu thì đã nhận gần 90 tháng lương căn cứ, trong khi mức lương làm căn cứ hưởng thường cao hơn mức lương trung bình chung đã đóng trong suốt thời gian tham gia BHXH vì mức lương hưởng thường tính theo lương trung bình của một số năm cuối là những năm mức lương của người lao động thường cao hơn trước đó. Hơn thế nữa, theo xu hướng chung của thế giới tuổi thọ trung bình của người lao động Việt Nam ngày càng tăng lên đe doạ khả năng cân đối lâu dài quỹ. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong công tác bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là trả lời câu hỏi nên chăng tăng mức đóng, điều chỉnh mức hưởng và tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Tuy vậy việc tăng mức thu xem ra là một phương án chưa khả thi trong điều kiện hiện nay vì với một mức thu tăng lên chưa chắc mục tiêu không cần đến sự hỗ trợ của ngân sách đã đạt được mà có thể gây ra những biến động về giá cả tiêu dùng do chi phí của đơn vị sử dụng lao động tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động.
Việc áp dụng các biện pháp giảm chi cũng là hết sức cần thiết cho ngành BHXH trong ngành công tác này. Để thực hiện các biện pháp giảm chi, BHXH cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong khi tiến hành các nghiệp vụ BHXH bởi vì điều này góp phần làm giảm các chi phí cho các chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp. Việc chăm sóc sức khoẻ người lao động thể hiện qua hình thức thông tin, tuyên truyền về môi trường làm việc, về sinh đẻ có kế hoạch, việc phối hợp với đơn vị sử dụng lao động, với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bảo hộ cho người lao động.
Hiện nay việc chi trả BHXH còn gắn với các chính sách xã hội khác do đó, để dảm bảo đúng nguyên tác cân bằng thu chi, có đóng góp có hưởng... thì việc tách các chế độ khác như chế độ với lực lượng vũ trang... ra khỏi BHXH là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng cho người tham gia BHXH.
Các biện pháp trên đây được thực hiện sẽ giúp cho công tác BHXH được thực hiện với kết quả cao hơn. Đây cũng là những biện pháp cần thiết thúc đẩy hoạt động thu quỹ BHXH nói chung.