0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

BHXH Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 32 -36 )

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH HÀ NỘI VÀ BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA

1. BHXH Thành phố Hà Nộ

BHXH là một chính sách lớn của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nhằm bảo về quyền lợi cho người lao động. Ở nước ta chính sách này đã được Đảng và Nhà nước chú trọng ngay từ khi mới thành lập. Nhưng phải đến năm 1995 thì chúng ta mới có một hệ thống bảo hiểm XH đầy đủ và hoàn chỉnh với sự ra đời của BHXH Việt Nam và 61 cơ quan BHXH tại 61 tỉnh và thành phố trong cả nước. BHXH Thành phố Hà Nội cũng thuộc vào hệ thống này nhưng quá trình phát triển của nó thì lại bắt đầu ngay từ đầu thập niên 90.

Năm 1990, Thành phố Hà Nội được Chính phủ cho phép tổ chức thí điểm BHXH. 10 năm qua, được sự quan tâm của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cùng với sự kết hợp của các cấp, các ngành, BHXH Thành phố Hà Nội đã từng bước đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần, tạo tiền đề đi vào hoạt động theo hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam, triển khai thực hiện BHXH theo Luật lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển.

Quá trình phát triển của BHXH Hà Nội trải qua một số giai đoạn chủ yếu sau: - Đầu năm 1990, Hà Nội là một trong 05 tỉnh, thành phố được Nhà nước

chọn cho tổ chức thực hiện thí điểm bản dự thảo Điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh.

Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh được thành lập theo Quyết định 79/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 1990 của UBND Thành phố Hà Nội đặt trực thuộc Sở Lao động - Thương binh XH, trụ sở đặt tại 22 Lý

Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm. Ngay từ khi thành lập, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã xác định lấy việc nghiên cứu ứng dụng đổi mới đảm bảo BHXH cho phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần là chủ yếu. Việc áp dụng dự thảo Điều lệ BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh chỉ mang tính thử nghiệm, thực hiện thí điểm. Kết quả nghiên cứu có tính khả thi, đã được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, UBND Thành phố Hà Nội cho phép ứng dụng trên toàn địa bàn.

- Sau khi xem xét kết quả nghiên cứu của Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh Hà Nội, ngày 31/10/992, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 2645/QĐ- UB cho phép thành lập BHXH Hà Nội trên cơ sở Công ty BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh Hà Nội và phần sự nghiệp đối với công nhân viên chức Nhà nước do Sở Lao động và Thương binh xã hội quản lý, trụ sở chuyển về 72 Triệu Việt Vương - Quận Hai Bà Trưng.

Như vậy, tại Hà Nội sự nghiệp BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh xã hội đã được tập trung vào một mối, một tổ chức. Đây là thời điểm đột phá có tính chất quyết định cho cả quá trình nghiên cứu và đổi mới các bước tiếp theo đồng thời xác lập mô hình tổ chức thống nhất BHXH trong quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đó là một cơ sở quan trọng tạo tiền đề, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 06 năm1993 của Chính phủ, với nội dung đổi mới sự nghiệp BHXH theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối. Đây cũng là thời kỳ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, đi đôi với tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động BHXH theo hướng công khai, dân chủ, công bằng xã hội.

Cho đến ngày 15/6/1995, theo Quyết định số 15/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sát nhập BHXH của Sở Lao động - Thương binh xã hội và Ban BHXH thuộc Liên đoàn Thành phố Hà Nội thì BHXH Thành phố Hà Nội chính thức được thành lập. Với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện quản lý thu, chi giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tham gia BHXH và

những người đã được hưởng chế độ BHXH trước năm 1995. Từ tháng 01/2003, tiếp nhận tổ chức bộ máy cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế Hà Nội và Bảo hiểm y tế các ngành Giao thông vận tải, Dầu khí, ngành Than chuyển sang, từ đây BHXH Thành phố thực hiện toàn diện chính sách BHXH và bảo hiêm y tế bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân và lao động Thủ đô.

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, cán bộ công chức BHXH Thành phố đã có nhiều cố gắng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, làm cho chính sách BHXH thực sự là một chính sách xã hội lớn của Đảng, Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống người lao động và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Dưới dự lãnh đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam cùng với sự phối kết hợp có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành thành phố và các quận, huyện, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Thành phố đã sớm ổn định tổ chức, đảm bảo cho hệ thống bộ máy hoạt động thông suốt, đồng bộ nhịp nhàng, hiệu quả, bước đầu đã khẳng định vị trí của BHXH là một ngành sự nghiệp phục vụ lợi ích của người lao động.

10 năm qua, BHXH Thành phố không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ, tháng 6/1995 khi mới thành lập có 05 phòng nghiệp vụ và 09 BHXH quận huyện trực thuộc, với số cán bộ công chức gần 120 người, đến tháng 5/2005, BHXH Thành phố đã có 11 phòng nghiệp vụ, 14 BHXH quận huyện trực thuộc, tổng số cán bộ công chức lên tới 547 người, trong đó 374 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm gần 70% so với tổng số cán bộ công chức. BHXH Thành phố đã triển khai đồng bộ các nghiệp vụ, chú trọng đến công tác thu, chi, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, tăng cương công tác kiểm tra, cấp sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người lao động và các đối tượng. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt khâu giải quyết chế độ chính sách BHXH, cán bộ công chức toàn ngành đã

chuyển từ phong cách quản lý hành chính thụ động sang phong cách phục vụ năng động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến quan hệ làm việc và để đối tượng được hưởng đầy đủ quyền lợi BHXH theo quy định của Nhà nước. BHXH Thành phố thu bắt buộc tại 7.826 đơn vị, với số lao động là 623.788 ngưòi, từ 1995 - 2004 đã thu 5.996 tỷ đông, hiện nay 96% trường học từ bậc tiểu học đến đại học tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cho 498.595 học sinh - sinh viên.

Chi trả lương hưu, trợ cấp thường xuyên cho 260.370 người về hưu, mất sức lao động và đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn, đầy đủ, kịp thời trước ngày 10 hàng tháng. Kể từ năm 1995 - 2004, BHXH chi thường xuyên là 11.019.503.531.321 đồng, chi trả trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ) đối với 1.702.733 lượt người, với tổng số tiền chi là 425.281.966.057 đồng. Mỗi năm giải quyết chế độ BHXH đối với trên 20.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định.

Chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội đã đạt hiệu quả được nhân dân lao động Thủ đô ghi nhận, hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính chi phí khám chữa bệnh đến hàng chục triệu đồng đã được BHXH chi trả, gần 300 bệnh nhân bảo hiểm y tế chạy thận nhân tạo chu kỳ tại các trung tâm lọc máu ngoài thận với chi phí bình quân mỗi năm khoảng 50 triệu đồng/01 bệnh nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 32 -36 )

×