BHXH Quận Đống Đa

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa (Trang 39 - 43)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH HÀ NỘI VÀ BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA

2.BHXH Quận Đống Đa

2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Quận Đống Đa là một trong những quận tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, khu dân cư đông đảo và đang trên đà đô thị hoá của Thành phố Hà Nội. Với địa bàn rộng, trên 36 vạn dân và được chia thành 26 phường, do đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đưa BHXH vào cuộc sống, BHXH Quận Đống Đa được thành lập vào ngày 12/7/1995 theo Quyết định 01 của Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội. BHXH Quận Đống Đa trực thuộc BHXH Thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ do BHXH Thành phố giao cho, cụ thể:

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị trên lãnh thổ quận. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo Luật định. Hàng tháng phải nắm được danh sách, số lượng công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn

- Tổ chức, triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo Điều lề BHXH quy định.

- Tổ chức theo dõi biến động trong cơ quan đơn vị về người đóng, hưởng BHXH. Hàng tháng đơn vị làm phiếu báo tăng giảm mức đóng BHXH so với danh sách đăng ký đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh đến từng người lao động.

- Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển đi nơi khác theo quyết định của BHXH.

- Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách XH đảm bảo an toàn đúng đối tượng.

- Lập dự toán, thanh quyết toán trợ cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

- Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH.

- Thực hiện chế độ tử tuất đối với người hưởng hưu trí hoặc đi công tác theo quy định của Nhà nước ban hành.

- Thanh tra xác minh các đơn thư khiếu nại, có kết luận kịp thời trước khi đối tượng yêu cầu.

- Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH cấp trên.

- Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH quận. Để thực hiện 11 nhiệm vụ được BHXH Thành phố Hà Nội giao cho, cơ quan BHXH Quận Đống Đa phân chia thành 4 phòng nghiệp vụ để thực hiện chức năng một cách cụ thể. Mỗi bộ phận có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Làm tốt nhiệm vụ đó có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ của BHXH Thành phố đề ra.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA

Chức năng cụ thể của từng phòng: • Phòng Thu và cấp sổ bảo hiểm:

Để thực hiện chỉ tiêu thu năm sau cao hơn năm trước, giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH và đôn đốc thu theo đúng kế hoạch, thu đủ, chính xác, cơ quan BHXH Quận Đống Đa chủ trương phân chia mỗi cán bộ được giao quản lý công tác đôn đốc thu ở một vài phường nhất định. Mỗi cán bộ trực tiếp làm việc với các đơn vị sử dụng lao động, gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXH ở đơn vị đó, hướng dẫn đôn đốc, theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH, đồng thời xác nhận để thanh toán hai chế độ ốm đau, thai sản và hướng dẫn đơn vị viết tờ khai cấp sổ bảo hiểm, đối chiếu tờ khai cấp sổ với hồ sơ gốc để thực hiện việc cấp sổ BHXH.

Phòng Chính sách:

Để thực hiện được chính sách BHXH cho người lao động một cách kịp thời, nhanh chóng, cơ quan BHXH quận giao cho 02 cán bộ phụ trách làm nhiệm vụ:

- Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi các cán bộ hưu trí, mất sức lao động. - Thanh toán chế độ mai táng phí và giải quyết chế độ tuất.

Phòng Kế toán tài vụ:

Vào sáng thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, bộ phận kế toán tài vụ làm nhiệm vụ trực tiếp chi trả tiền lương và chính sách xã hội của đối tượng chưa lĩnh,

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA

Phòng thu và cấp sổ bảo hiểm Phòng Chính sách Phòng Kế toán t ià vụ Phòng Lưu trữ hồ sơ

động. Ngoài ra, bộ phận còn xây dựng nhiệm vụ kế hoạch với cấp trên và với Kho bạc Nhà nước, cuối cùng thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên.

Phòng Lưu trữ hồ sơ:

Việc bảo quản lưu trữ hồ sơ cho người lao động là công việc hết sức quan trọng trong công tác quản lý của ngành, do đó ở bộ phận này, cơ quan BHXH quận giao cho công tác quản lý về:

- Quản lý về mặt hồ sơ của cán bộ hưu trí - mất sức, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: thực hiện cập nhật theo danh sách chi trả của công tác chi trả.

- Quản lý về mặt chứng từ chi trả.

- Quản lý về hồ sơ đóng BHXH của cán bộ công nhân viên chức.

- Tổ chức khai thác hồ sơ để phục vụ cho các nhiệm vụ khi có yêu cầu như: cần xét khen thưởng huân chương phải có xác nhận năm công tác từ hồ sơ hoặc xác nhận năm công tác của Nhà nước, giải quyết quyền lợi của cán bộ lão thành cách mạng khi họ bị mất hồ sơ ...

2.3. Những kết quả đạt được của BHXH Quận Quận Đống Đa trong năm 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát huy thành tích và kết quả đạt được của các năm trước phấn đấu hoàn thành chương trình chỉ tiêu nhiệm vụ được BHXH Thành phố giao cho, BHXH Quận Đống Đa đã tiến hành tổ chức, chỉ đạo, quản lý, biện pháp tháo gỡ khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Kết quả đạt được như sau:

2.3.1. Về công tác thu BHXH

Để đạt được mục tiêu thu quỹ đầy đủ, kịp thời và đúng luật cho các đối tượng thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và thực hiện chính sách công bằng thì việc đối chiếu xác định số lượng lao động, quỹ tiền lương của từng cơ sở theo từng tháng tren địa bàn quận là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Là quận có số đơn vị tham gia BHXH và đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp đứng đầu thành phố, BHXH Quận Đống Đa đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch thu chi BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vào năm 2000 chỉ tham gia 636 đơn vị, nhưng đến năm 2004 đã lên tới 1287 đơn vị (tăng gấp 02 lần) với số lao động là 82.293 người; năm 2004 thu 160.9 tỷ đồng.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chi trả, trong những năm qua và đặc biệt năm 2004, sau thành công của bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, đội ngũ cán bộ các ngành trong Phường đã ổn định và đi vào hoạt động. Từ tháng 10/2004, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) Quận đã chỉ đạo 21 phường tiến hành thành lập Ban chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội của Phường do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND Phường làm Trưởng ban, công , thủ quỹ, kế toán, đại diện hưu trí là Uỷ viên Ban chi trả theo công văn 3966 ngày 15/12/2003 của UBND Thành phố Hà Nội. Đi đôi với việc kiện toàn Ban chi trả của 21 phường trong quận, cán bộ viên chức cơ quan BHXH Quận Đống Đa đã cùng nhau thi đua làm tốt công tác phục vụ và chi trả các chế độ cho đối tượng kịp thời, an toàn, đúng chính sách, đúng đối tượng. Bình quân hàng tháng số đối tượng hưởng chính sách tại quận gần 50.000 người, tiền chi hàng tháng trên 34 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả trong năm 2004 ước thực hiện là 397.292 triệu đồng. Kết quả Quận đạt được trong thời gian qua được thể hiện qua số liệu sau:

NĂM

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2001 2002 2003 2004

Số đối tượng được hưởng lương hưu

và trợ cấp BHXH Người 41577 46557

4406

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa (Trang 39 - 43)