Đo lường Competitive Exposure

Một phần của tài liệu ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS (Trang 46 - 49)

IV. Một số giải pháp đề xuất cho Meaghan: 1 Giải pháp chung cho công ty

ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH

2.2 Đo lường Competitive Exposure

Feldstein đã nghĩ về độ nhạy cảm này như là một sự cạnh tranh hơn là tài chính. Không có “phải thu” và “phải trả” dự kiến và không đầu tư vốn hay các khoản vay được hoàn lại, nhưng vẫn có một tác động quan trọng đến lợi nhuận mà xuất phát từ biến động trong tỷ giá. Bởi vì thiếu một giao dịch rõ ràng, Feldstein đã nhận ra rằng độ nhạy cảm này đã ở ngoài phạm vi thông thường của chính sách phòng ngừa của GM. Bất kỳ một hành động nào đối với đồng Yên dựa trên độ nhạy cảm cạnh tranh được nhận biết sẽ thiết lập một tiền lệ mới – một điều mà Feldstein cảm thấy anh ấy phải xem xét rất cẩn thận. Ít nhất, anh ấy cần một

câu chuyện chặt chẽ xác minh mức độ của độ nhạy cảm và làm cách nào có thể phòng ngừa nó hiệu quả.

Feldstein cảm thấy là tình huống thuyết phục có thể được thực hiện đối với một chuỗi các sự kiện sau đây : (1) Một sự sụt giảm của đồng Yên dẫn đến (2) tổng lợi nhuận tăng thêm đối với các hãng xe Nhật, họ (3) tăng một số lợi ích này đến người tiêu dùng dưới hình thức giá cả thấp hơn, và (4) dẫn đến kết quả giá cả thấp hơn góp phần làm cho các hãng xe Nhật đạt được thị phần ở Mỹ, từ đó (5) ăn vào đơn vị doanh số tại GM, điều mà làm (6) lợi nhuận của GM thấp hơn, làm (7) giảm giá trị thị trường của GM. Điểm then chốt là phải ước lượng được về số lượng các biến và các tác động này.

Dĩ nhiên, Feldstein cũng sẽ cần đặt ước lượng độ nhạy cảm cạnh tranh của anh ấy trong bối cảnh độ nhạy cảm tổng quan đồngYên của GM. Điều này bao gồm một độ nhạy cảm thương mại đồng Yên dựa trên dự báo phải thu thấp hơn phải trả 900 triệu $; một độ nhạy cảm đầu tư là kết quả từ phần vốn chủ sỡ hữu trong một vài công ty Nhật ( xem Exhibit A5); và một độ nhạy cảm tài chính thông qua các khoản nợ định danh bằng đồng Yên. Gần đây, GM đã hoàn thành một phát hành trái phiếu trị giá 500 triệu của trái phiếu phụ trội định danh bằng đồng Yên. Feldstein nhận thấy rằng việc ước lượng mức độ của độ nhạy cảm cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng giả định và liên quan phần lớn đến công việc dự đoán. Trong bất kỳ sự kiện nào, anh ấy có thể tính toán độ nhạy đối với mỗi biến đầu vào sau đó. Sau các tính toán với đội phát triển kinh doanh, anh ấy tính toán là xe hơi Nhật trung bình có từ 20% đến 40% “chất” Nhật. Điều này bao gồm các phần bắt nguồn từ các người cung cấp ở Nhật cũng như lao động và các chi phí trang thiết bị nhà xưởng phải gánh chịu ở Nhật. Do đó, một sự sụt giảm của đồng Yên tiềm ẩn khả năng giảm chi phí của hàng hóa được bán về thực chất. Hy vọng là sự hiểu biết rõ về phần tiết kiệm chi phí rút cuộc có thể đi tiếp tới các người mua cuối cùng, Feldstein đã hội ý với các đồng nghiệp của anh ấy về doanh số của GM và các tổ chức marketing. Sự phản hồi anh ấy nhận được cho thấy : ước lượng hợp lý của những gì mà các hãng xe Nhật có thể đưa ra các ưu đãi tăng thêm hay niêm yết giá cả thấp hơn - trị giá khoản 15% - 45% các khoản

khoản ưu đãi khi so sánh với phần còn lại của ngành (xem Exhibit A6).Mặt khác, GM đã đưa ra các khoản ưu đãi lớn hơn trung bình ngành và khoảng 1/3 của lợi nhuận mỗi xe hơi.

Hai nhân tố khó khăn nhất để ước lượng là độ co giãn doanh số tiêu thụ và độ co giãn chéo đối với doanh số GM. Feldstein đã bàn bạc với một trong số nhà quản trị doanh số đối với mạng lưới bán hàng và được nói là giá tăng 5% có thể kỳ vọng doanh số giảm khoảng 10%. Nổ lực để cách ly tác động lên GM, Feldstein giả định rằng bất kỳ thị phần nào đánh mất cho các hãng xe Nhật sẽ được chia sẻ công bằng trong số và hoàn toàn bởi ba công ty lớn ở Detroit (General Motors,

Ford, và Chrysler).

Feldstein tính ra rằng một tính toán phác thảo khi đồng Yên giảm giá khoảng 20% sẽ đạt cận trên của độ nhạy cảm được chờ đợi. Tác động hàng năm hợp lý lên báo cáo thu nhập của GM sau đó có thể được đánh giá với tỷ lệ chiết khấu 20% vĩnh viễn – rõ ràng sự đơn giản hóa, nhưng nếu anh ấy cần các số liệu chi tiết hơn anh ấy có thể yêu cầu đội của anh ấy nghiên cứu sâu hơn về các con số.

PHẦN 3 – KẾT LUẬN

Feldstein có một ý tưởng lớn để thực hiện. Trong khi nhiều quản trị xe hơi phàn nàn về giá trị của đồng Yên, Feldstein muốn quay trở về với thuật hùng biện chuẩn về TGHĐ và định lượng độ nhạy cảm của đồng Yên. Như một phân tích, anh ấy kết luận, phải củng cố bất kỳ sự đề xuất hay các quyết định về quản trị rủi ro của GM, đặc biệt khi chính sách phòng ngừa công ty không bao gồm các đường lối chủ đạo về quản trị các độ nhạy cảm cạnh tranh như vậy.

CASE 2B

Một phần của tài liệu ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w