0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS (Trang 29 -33 )

1.Việc công ty Toyota đã trì hoãn quá lâu để xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu tại châu Âu.

Đến năm 2002, thị trường châu Âu đã trở thành một thị trường quan trọng của Toyota, nhưng Toyota cũng mới chỉ có một nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho thị trường châu Âu đặt trụ sở tại Anh Quốc, và một vài nhà máy sản xuất và lắp ráp phụ kiện ô tô tại một số nước như Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác. Tổng sản lượng của các nhà máy này chỉ cung cấp được 26% tổng doanh thu cho Toyota tại thị trường châu Âu, và chỉ 24% số lượng xe hơi bán tại thị trường châu Âu là được sản xuất trực tiếp tại châu Âu, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.Việc không có một trung tâm sản xuất hàng hóa trực tiếp tại châu Âu, do đó để đáp ứng nhu cầu,

khiến cho Toyota phải đối diện với rủi ro rất lớn về tỷ giá, do đó Toyota có một độ nhạy cảm giao dịch rất lớn, cụ thể là độ nhạy cảm giao dịch gắn liền với giá trị đồng Euro so với đồng Yen.

Mẫu xe Yaris của Toyota và các sản phẩm ô tô cung cấp cho thị trường châu Âu được sản xuất tại vương quốc Anh cũng góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề độ nhạy cảm giao dịch của Toyota tại châu Âu, vì vương quốc Anh không sử dụng đồng tiền chung Euro mà sử dụng đồng GBP.

Những vấn đề trên có thể được khắc phục bằng cách chuyển đổi xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa cho Toyota tại châu Âu, khắc phục những rủi ro do tỷ giá thay đổi, qua đó làm giảm thiểu vấn đề độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm tỷ giá của quá trình kinh doanh của Toyota tại châu Âu. Do đó, chúng ta có thể thấy được rằng việc xây dựng một trung tâm sản xuất hàng hóa của Toyota tại châu Âu là một việc làm cấp thiết, cần thiết xúc tiến.

2. Liệu vấn đề có được giải quyết khi nước Anh gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu. châu Âu.

Hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập vào năm 1979, và càng ngày càng phát triển cho đến hiện nay (2002), nhưng nước Anh vẫn đứng ngoài khu vực tiền tệ chung châu Âu và vẫn sử dụng đồng GBP của mình trong mọi giao dịch.Những cuộc thảo luận nóng bỏng về đề tài Anh Quốc sẽ tham gia vào thị trường tiền tệ châu Âu vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng có một thực tế hiện giờ là vẫn chưa có một kế hoạch rành mạch cụ thể nào để thực hiện việc đó.

Bằng nhiều cách, Vương Quốc Anh tin rằng dựa vào thực lực của chính mình sẽ có thể thu được những lợi ích to lớn của một cường quốc châu Âu chứ không phụ thuộc vào đồng Euro.Do tính chất lịch sử của đồng Bảng Anh, nước Anh muốn xem đồng Bảng Anh là một biểu tượng cho sự hùng mạnh của đấy nước của họ, và những lí do kinh tế chiến lược khác nên nước Anh vẫn duy trì việc sử dụng đồng Bảng Anh chứ không thay thế bằng đồng Euro.

Nếu Vương Quốc Anh tham gia vào Liên Minh Thị Trường tiền Tệ Châu Âu sẽ làm mất đi sự chênh lệch trong giá trị tiền tệ giữa đồng Bảng Anh và đồng Euro. Với 24% doanh thu của Toyota tại châu Âu được sản xuất tại Anh với chi phí được tính trực tiếp bằng Bảng Anh, việc nước Anh chuyển đổi sang sử dụng đồng Euro sẽ làm giảm đáng kể độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh doanh của Toyota tại châu Âu (24%).

Theo quan sát biểu đồ tỷ giá giao dịch hàng ngày của Bảng Anh so với Euro, có thể thấy được rằng đồng euro ngày càng mất giá trị so với đồng Bảng Anh, do đó việc sản xuất tại Anh và tiêu thụ tại thị trường chung châu Âu sẽ khiến cho Toyota phải gánh chịu một rủi ro tỷ giá rất lớn, cụ thể là việc chi phí sản xuất sẽ tăng cao đi kèm với sự gia tăng giá trị của đồng Bảng Anh so với Euro, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trong dài hạn của Toyota tại châu Âu.

Nếu Anh gia nhập vào thị trường tiền tệ chung châu Âu, sẽ khiến nước Anh phải sử dụng đồng tiền chung Euro và mất đi vị thế độc tôn của đồng Bảng Anh, vốn là một đồng tiền có giá trị cao và có thể được lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới với giá trị chuyển đổi cao. Ngoài ra khi đó nước Anh ít nhiều mất đi sự độc lập về công cụ tiền tệ của mình, ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ. Vì những lí do đó nên trong thời gian sắp tới, nước Anh vẫn sẽ không gia nhập thị trường tiền tệ chung châu Âu và giữ vị thế của đồng Bảng Anh.

3. Phân loại các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn của Toyota tại châu Âu

Vấn đề ở đây, theo như các dữ liệu cơ bản đã được trình bày, chính là vấn đề tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả. Ta có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, Toyota tại châu Âu gặp vấn đề do giá trị của đồng Euro sụt giảm so với giá trị của đồng Yen và đồng Bảng Anh. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tăng giá bán trong một chừng mực nhất định, nhưng không thể giải quyết toàn vẹn vấn đề, vì nếu tăng giá bán sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Toyota tại thị trường châu Âu. Do đó, Toyota tại châu Âu phải gánh chịu những thiệt hại đem đến bởi rủi ro tỷ giá biến đổi.

Có thể phân loại vấn đề của Toyota tại châu Âu trong thời gian này như sau:

o Trong ngắn hạn: Vấn đề thua lỗ do tỷ giá thay đổi, chi phí tăng cao.

vận hành sản xuất ở châu Âu.

Nếu Toyota sẵn sàng tiếp tục chấp nhận lỗ hoạt động tại thị trường châu Âu, và đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường cao hơn mục tiêu lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược vận hành sản xuất và giá cả hiện nay và chính sách giá cả phải đi theo một kế hoạch cụ thể

. Đồng Euro đã có dấu hiệu khôi phục so với đồng Yên trong năm nay. Ngoài ra họ có thể áp dụng cái biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh:

Hợp đồng kỳ hạn: với tình hình tăng giá hiện nay của đồng Bảng Anh so với đồng Euro, Toyota tại châu Âu có thể thực hiện nghiệp vụ mua kỳ hạn đồng Bảng Anh và bán kỳ hạn đồng Euro để hạn chế sự tổn thất do biến động giá cả của đồng Yen Nhật và đồng euro trong tương lai. Việc tiến hành phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn như vậy có thể giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính cho Toyota ở châu Âu do đã làm giảm thiểu những rủi ro về tỷ giá.

Hợp đồng giao sau: cũng sử dụng với cặp tỷ giá GBP/EUR, Toyota tại châu Âu có thể thực hiện nghiệp vụ mua giao sau đồng Bảng và bán giao sau đồng Euro. Việc các khoản thanh toán của hợp đồng giao sau được thực hiện điều chỉnh theo thị trường hàng ngày sẽ làm giảm thiểu tác động bất lợi của tỷ giá, làm giảm nguy cơ công ty bị lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Hợp đồng quyền chọn: ta có thể mua các hợp đồng quyền chọn mua Bảng Anh và mua các hợp đồng quyền chọn bán Euro để hạn chế rủi ro tỷ giá thay đổi trong tương lai, dùng biện pháp này Toyota châu Âu sẽ phải gánh chịu một khoản phí quyền chọn nhưng đổi lại họ có thể chủ động hơn trong việc thích nghi với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

Trong dài hạn, tập đoàn Toyota, cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác, cần phải xem xét việc di chuyển nhiều hơn quá trình sản xuất và chi phí sản xuất vào thị trường châu Âu, không phải trong nước Nhật và không phải trong nước Anh.

CHƯƠNG 3

CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT LAJOLLA VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CHUYỂN ĐỔI

CẢM CHUYỂN ĐỔI

Một phần của tài liệu ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS (Trang 29 -33 )

×