Kết quả chi trả chê độ ốm đau, tử tuất

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH ở BHXH quận Ba Đình , thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 45)

● Đối với chê độ hưư trí.

Ngân hàng BHXH quận

Ba Đình Đối tượng

Ngân hàng Cơ quan

BHXH quận Đại lý chi trả Đối tượng hưởng

Tài khoản của BHXH tại Ngân

hàng

Tài khoản của các đơn vị có đối tượng hưởng

Đối tượng hưởng

Xác định chi trả trợ cấp chế độ hưu trí là trọng tâm của công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc, vì vậy trong thời gian vừa qua BHXH quận Ba Đình đã tập trung mọi nguồn lực (cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật…) để thực hiện tốt công tác này.

- Đối với công tác chi trả trợ cấp lương hưu hàng tháng. Trong những năm qua, BHXH quận Ba Đình có sự phối kết hợp với các phường, Ngân hàng Bắc Hà Nội và các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt công tác này. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 5: kết quả chi trả lương hưu hàng tháng tại BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006-2009.

Chỉ tiêu Năm

Ngân sách Nhà nước Quỹ BHXH

Số người ( người) Số tiền ( nghìn đồng) Số người ( người) Số tiền ( nghìn đồng) 2006 10.397 227.523.465 8.798 192.443.966 2007 12.340 281.618.710 10.712 275.909.505 2008 13.353 337.516.889 11.903 383.175.564 2009 13.778 359.105.756 15.011 482.863.522 (Nguồn: Ba Đình quận Ba Đình)

Qua số liệu bảng 5 trên ta thấy: Số người hưởng hưu trí trong điạ bàn quận Ba Đình không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006, số đối tượng hưởng hưu trí mới chỉ có 19.177 người, con số này đã tăng lên 28.789 người năm 2009 gấp 1,5 lần. Điều này cho thấy, số người về hưu ở quận Ba Đình ngày càng nhiều. Trung bình hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2009, BHXH quận Ba Đình đã thực hiện chi trả cho 24.073 đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng, bao gồm 2 loại lương hưu đó là: hưu quân đội và hưu công nhân viên chức, với số tiền chi trả lên tới trên 635 tỷ đồng trong 1 năm; trong đó phần lớn là để chi trả lương hưu cho công nhân viên chức. Bởi vì số người trong quân đội về hưu trên địa bàn quận Ba Đình chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đối tượng hưởng lương hưu là công nhân viên chức.

Năm 2006, số người hưởng lương hưu từ Ngân sách Nhà nước là 10.379 người chiếm 54,2% trong tổng số người hưởng hưu trí, số người hưởng từ nguồn quỹ BHXH là 8.798 người chiếm 45,8% tổng số người được

hưởng. Nhưng tới năm 2009 thì số người hương lương hưu từ Ngân sách Nhà nước là 13.778 người chiếm 47,8%, số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH là 15.011 người chiếm 52,3%. Điều này rất phù hợp với quy luật tự nhiên, vì cùng với sự trôi chảy của thời gian số người về hưu ngày càng nhiều, nguồn quỹ BHXH phải chi trả ngày càng lớn. Trong khi đó những người về hưu trước ngày 01/01/1995 trên địa bàn quận Ba Đình tương đối đông và trong giai đoạn 2006-2009 Nhà nước lại có nhiều thay đổi về tiền lương tối thiểu để đối phó với vấn đề lạm phát.

Số tiền chi trả lương hưu cho các đối tượng trên địa bàn quận Ba Đình không ngừng tăng qua các năm: Năm 2006 số tiền chi trả mới đạt 419.967.431 nghìn đồng nhưng đến năm 2009 đã lên tới 841.969.278 nghìn đồng (tăng gấp 2 lần), tốc độ tăng trung bình hàng năm là 26,3%. Sở dĩ số tiền chi trả có tốc độ tăng nhanh như vậy là do 2 nguyên nhân chủ yêu sau:

Do số đối tượng hưởng lương hưu trên địa bàn quận Ba Đình có xu hướng liên tục tăng qua các năm.

Do mức tiền lương tối thiểu liên tục tăng trong thời gian qua: Ngày 07/09/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/NĐ-CP nâng mức tiền lương tối thiểu từ 350. 000 VND lên 450. 000 VNĐ. Ngày 16/11/2007 Chính phủ lại ban hành ba Nghị định 166,167,168 về lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng, lương đơn vị hành chính sự nghiệp mức lương tăng từ 450. 000 lên 540. 000 VNĐ. Ngày 01/05/2009 Chính phủ tăng mức lương tối thiểu lên 650. 000 VNĐ.

Sự tăng nhanh của số tiền chi trả lương hưu làm cho số tiền chi trả lương hưu bình quân cho 1 đối tượng hưởng trong 4 năm qua cũng tăng với tốc độ khá nhanh: năm 2006 trung bình 1 đối tượng hưởng lương hưu trên địa bàn quận lĩnh được số tiền là 21,899 triệu đồng tức 1,824 triệu đồng/người/tháng; nhưng đến năm 2009 con số này là 29,246 triệu/người/năm tức 2,37 triệu/người/ tháng (tăng gần 1,4 lần). Điều này góp phần cải thiện đời sống của những người về hưu trên địa bàn quận.

Số tiền chi trả cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng trên địa bàn quận Ba Đình được lấy từ hai nguồn đó là Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH. Trong đó, tổng số tiền chi trả từ quỹ BHXH và từ Ngân sách Nhà nước là ngang nhau, thậm chí mấy năm gần đây số tiền chi trả từ quỹ còn lớn hơn; điều này góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân là do số đối tượng hưởng lương hưu từ có xu hướng giảm dần

qua các năm, ngược lại số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn quỹ BHXH lại có xu hướng tăng.

- Đối với trợ cấp hưu trí 1 lần.

Trong những năm qua, công tác chi trả trợ cấp tuất một lần cho thân nhân của các đối tượng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng luôn được BHXH quận quan tâm, kết quả đạt được như sau:

Bàng 6: bảng kết quả chi trả BHXH 1 lần tại BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006 -2009.

Chỉ tiêu

Năm

Quỹ BHXH

Hưu công nhân viên chức Số người (người) Số tiền (nghìn đồng) Số tiền chi trả BQ (nghìn đồng/ người) 2006 625 14.576.453 23.322 2007 725 18.368.783 25.361 2008 695 18.109.505 26.056 2009 789 24.278.656 30.771 (Nguồn:BHXHquận Ba Đình)

Theo quy định của Luật BHXH về trợ cấp 1 lần đối với trường hợp không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Trong thời gian qua, BHXH quận Ba Đình đã thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí 1 lần cho đối tượng thuộc Điều 55, Điều 56 Luật BHXH và theo điểm1, khoản 5 của Nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ. Nguồn chi trả cho trợ cấp 1 lần được lấy từ quỹ BHXH vì những đối tượng hưởng hưu sau ngày 01/01/1995 đều do quỹ BHXH đảm nhận và chỉ áp dụng cho bộ phận cho công nhân viên chức, đồng thời BHXH Việt Nam đã giao cho lực lượng vũ trang (quân đội và công an) tự chi trả trợ cấp 1 lần.

Số liệu ở bảng 6 cho thấy, số người hưởng BHXH 1 lần tăng qua các năm. Năm 2006 số người hưởng trợ cấp 1 lần là 625 người, đến năm 2009 số người hưởng trợ cấp này là 789 người, tăng thêm 164 người.

Số tiền chi trả cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 số tiền chi trả mới chỉ đạt trên 14 tỷ đồng nhưng đến năm 2009, con số này đã lên tới trên 24 tỷ đồng gấp 1,7 lần. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có lẽ do số

đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí 1 lần tăng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua, mặt khác trong thời gian này mức lương tối thiểu tăng từ 450. 000 VND năm 2006 lên 650. 000 VND năm 2009. Vì thế , làm cho mức trợ cấp cho các đối tượng hưởng không ngừng tăng lên.

Chế độ tử tuất.

Đây là một chế độ đặc biệt khác với những chế độ trên. Các chế độ trên có đối tượng hưởng là NLĐ, còn trong chế độ tử tuất đối tượng hưởng là thân nhân của NLĐ tham gia BHXH không may bị tử vong. Mục đích của chế độ này là trợ giúp về tài chính cho gia đình NLĐ bị tử vong, góp phần khắc phục những khó khăn tức thời để ổn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình họ.

Hàng năm, BHXH quận Ba Đình tiến hành chi trả trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất 1 lần cho những đối tượng đủ điều kiện hưởng. Chế độ này được thực hiện tại BHXH quận Ba Đình như sau:

- Đối với trợ cấp tuất hàng tháng.

Được áp dụng đối với thân nhân của đối tượng đủ điều kiện hưởng, nhằm hỗ trợ cho thân nhân của đối tượng đã mất một một khoản thu nhập giúp họ khắc phục những khó khăn về mặt tài chính khi người thân của họ mất, nhằm ổn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Trong những năm qua, BHXH quận đã thực hiện tốt công tác chi trả này cho các đối tượng đựoc hưởng. Cụ thể như sau:

Bảng 7: Bảng chi trả trợ cấp chế độ tuất hàng tháng tại BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006- 2009.

Chỉ tiêu Ngân sách Nhà nước Quỹ BHXH Số người ( người) Số tiền ( nghìn đồng) Số người ( người) Số tiền ( nghìn đồng) 2006 3.575 3.120.500 1.756 1.800.000 2007 4.785 4.591.482 1.965 2.179.240 2008 5.510 5.400.580 2.595 3.108.756 2009 7.091 6.949.350 4.684 4.854.066 (Nguồn: BHXH quận Ba Đình).

Qua bảng số lệu ta thấy: Đối tượng hưởng chế độ tử tuất hàng tháng tại quận Ba Đình không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006, số đối tượng hưởng chế độ tử tuất hàng tháng trong địa bàn quận Ba Đình mới chỉ 5.331 đối tượng. Đến năm 2009 đã lên tới 11.755 đối tượng gấp hơn 2 lần năm 2006.

Số tiền trợ cấp cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2006, số tiền trợ cấp mới chỉ đạt 4.920.500 nghìn đồng nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 11.803.416 nghìn đồng, tăng gấp 2,4 lần. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do số người hưởng trợ cấp tử tuất tăng lên, mặt khác do mức tăng tiền lương tối thiểu tăng làm cho mức chi trả chế độ tăng lên.

Trong giai đoạn này trung bình hàng năm BHXH quận Ba Đình đã tiến hành chi trả cho khoảng hơn 8000 đối tượng hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng tại các phường với số tiền trung bình khoảng 7 tỷ đồng. Trong đó chi trả từ nguồn Ngân sách Nhà nước chiếm phần lớn, năm 2006 số tiền chi trả lấy từ quỹ BHXH chỉ có 1.800.000 nghìn đồng, nhưng nguồn Ngân sách Nhà nước lại phải chi tới 3.120.500 nghìn đồng; Các năm về sau, số đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ nguồn NSNN có xu hướng giảm, còn từ nguồn quỹ BHXH lại có xu hướng tăng, tuy nhiên mức chênh lệch này vẫn còn quá lớn. Nguyên nhân của xu hướng này là do: càng về sau này theo quy luật tự nhiên số lượng thân nhân NLĐ tham gia BHXH bị chết được hưởng trợ cấp tuất ngày càng tăng. Bên cạnh đó, những người hưởng trợ cấp tuất từ trước 01/01/1995 đã đến tuổi trưởng thành (đối với trẻ em) hoặc chết đi (đối với người già) cho nên không được hưởng trợ cấp nữa, còn những người hưởng các chế độ BHXH dài hạn khác trước ngày 01/01/1995 nay không còn sống nữa, thì con cái họ cũng đã trưởng thành, bố mẹ họ cũng đã mất do vậy không còn có thân nhân được hưởng trợ cấp.

- Đối với chế độ tuất 1 lần.

Nhiều đối tượng tham gia BHXH khi tử vong thân nhân không thuộc diện hưởng chế độ tuất hàng tháng, và để công bằng, BHXH vẫn hỗ trợ cho gia đình những đối tượng này một khoản tiền phụ thuộc vào thời gian đã đóng BHXH . Khoản trợ cấp này nhằm bù đắp cho thân nhân của đối tượng một khoản tiền nhỏ giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt.

Cũng giống như các công tác chi trả khác, công tác chi trả tuất 1 lần được thực hiện đúng theo quy định của Luật BHXH, được tiến hành chi trả kịp thời, đúng đối tượng.

Bảng 8: Bảng chi trả trợ cấp chế độ tuất 1 lần tại BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006- 2009.

Chỉ tiêu Ngân sách Nhà nước Quỹ BHXH Số người ( người) Số tiền ( nghìn đồng) Số người ( người) Số tiền ( nghìn đồng) 2006 184 2.877.015 89 690.142 2007 269 3.11.410 108 980.473 2008 320 3.445.767 125 1.250.288 2009 389 6.117.710 155 2.960.899 (Nguồn: BHXH quận Ba Đình).

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số đối tượng hưởng trợ cấp tuất 1 lần ở BHXH quận Ba Đình không ngừng tăng qua các năm, số người hưởng tuất 1 lần tăng từ 273 người lên tới 544 người năm 2009 tăng gấp gần 2 lần năm 2006.

Do sự gia tăng của mức tiền lương tối thiểu nên mức chi trả trung bình cho 1 đối tượng nhận trợ cấp cũng không ngừng tăng qua các năm: từ 13 triệu đồng/ người năm 2006 lên tới 16 triệu đồng/ người năm 2009. Khoản trợ cấp này góp phần giúp cho đối tượng hưởng ổn định cuộc sống sau khi đối tượng được bảo hiểm chết, tuy nhiên mức trợ cấp này vẫn còn tương đối thấp so với mức sống trên địa bàn quận Ba Đình.

Trong giai đoạn 2006-2009, trung bình hàng năm BHXH quận Ba Đình đã thực hiện chi trả cho 400 người hưởng trợ cấp tuất 1 lần với số tiền lên tới hơn 3 tỷ đồng, việc chi trả chế độ này được đảm bảo bởi cả 2 nguồn NSNN và quỹ BHXH. Sở dĩ có sự chênh lệch như trên là do số đối tượng hưởng trợ cấp tuất 1 lần từ nguồn NSNN luôn lớn hơn số đối tượng hưởng trợ cấp tuất 1 lần từ nguồn quỹ BHXH.

- Trợ cấp mai táng phí.

Khi đối tượng là NLĐ đang làm việc; NLĐ đang chờ hưởng lương hưu; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN không may qua đời, người lo mai táng sẽ nhận được trợ cấp bằng 10 tháng lương tối thiểu. Ngân sách Nhà nước sẽ đảm bảo chi trả cho các trường hợp hưởng trợ cấp trước

năm 1995, còn sau năm 1995 thì do quỹ BHXH đảm bảo chi trả. Cụ thể như sau:

Bảng 9: bảng chi trả mai táng phí cho các đối tượng hưởng tại BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2006- 2009.

Chỉ tiêu Ngân sách Nhà nước Quỹ BHXH

Số người ( người) Số tiền (nghìn đồng) Số người ( người) Số tiền (nghìn đồng) 2006 155 698.900 125 562.250 2007 168 756.600 139 625.550 2008 175 945.560 156 843.240 2009 182 1.072.900 151 885.500 (nguồn: BHXH quận Ba Đình).

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng phí tăng qua các năm nhưng tăng chậm. Từ 2006 đến 2009 số người hưởng trợ cấp mai táng phí chỉ tăng thêm 53 người, trung bình mỗi năm trong địa bàn quận chỉ tăng thêm 12 người. Tuy nhiên mức trợ cấp mai táng phí lại tăng nhanh. Năm 2006 mức trợ cấp mai táng phí trong địa bàn quận Ba Đình mới chỉ đạt trên 1,2 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 đã lên tới 1,9 tỷ đồng tăng gấp 1,5 lần. Sở dĩ có mức tăng như trên là do sự thay đổi tiền lương tối thiểu từ 450.000 VND lên 650.000 VND năm 2009. Hơn nữa, số người hưởng trợ cấp mai táng phí tăng cũng là nguyên nhân làm tăng mức trợ cấp.

2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH quận Ba Đình.

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH ở BHXH quận Ba Đình , thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w