Thực trạng BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở BHXH Hải Dương và một số kiến nghị (Trang 30 - 37)

I. VÀI NÉT VỀ BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM

2.2.Thực trạng BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

2. BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

2.2.Thực trạng BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

2.2.1. Về số thẻ BHYT cấp cho người nghèo

Tính đến tháng 12/1999 đã có 34/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập danh sách KCB cho người nghèo và cơ quan BHYT các tỉnh, thành phố này đã cấp 688.826 thẻ BHYT cho người nghèo (chiếm 6,5% tổng số người nghèo trong cả nước) trong đó 2 tỉnh, thành phố là Hà Nội và Bắc Ninh thực hiện phương thức thực thanh thực chi. Các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện Thông tư số 05 sớm nhất trong cả nước là: Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam, Quảng Bình, Bình Định, Bình Dương. Ngoài ra có 1 số tỉnh, thành phố trước

khi có Thông tư số 05 đã dùng một phần kinh phí xoá đói, giảm nghèo để mua thẻ BHYT cấp cho người nghèo như Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình.

Đến tháng 12/2000 có 44/61 tỉnh, thành phố thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo với số lượng là: 1.120.237 thẻ (khoảng 130 ngàn người nghèo), tăng 61% so với năm 1999, nâng tỉ lệ số người được cấp thẻ BHYT lên 13,8%; trong đó có 4 tỉnh, thành phố cấp thẻ BHYT cho người nghèo theo phương thức thực thanh thực chi là: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Tỉnh có tỉ lệ phát hành thẻ BHYT trên tổng số nghèo cao nhất trong cả nước là Ninh Thuận: 57.48%. Một số tỉnh, thành phố thực hiện cấp thẻ BHYT cho người nghèo mang ý nghĩa tượng trưng, số lượng rất ít, không đúng với thực trạng về số lượng của người nghèo hiện có tại mỗi địa phương.

Tháng 9/2001 đã có 48 tỉnh, thành phố đã hoàn thành thủ tục cần thiết để có thể cấp thẻ cho khoảng 1.750.000 người nghèo, tăng 57% so với năm 2000, nhưng mới đạt 13% người nghèo được cấp thẻ BHYT so với tổng số người nghèo theo chuẩn hộ nghèo công bố ngày 1/11/2000 của Bộ LĐ- TB&XH. Năm 2001 nhiều tỉnh, thành phố đã mở rộng diện người nghèo được cấp thẻ BHYT như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thực hiện 100%; Phú Yên, Đà Nẵng; Ninh Thuận, Nghệ An 50%; Hà Tây 40%; Bình Thuận, Lâm Đồng 36%, nhiều địa phương đã tích cực triển khai KCB BHYT tại trạm y tế xã. Sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 139/2002/QĐ-CP thì số thẻ BHYT cấp cho người nghèo trong tổng số thẻ BHYT đã tăng lên từ đó đến nay.

2.2.2. Về công tác KCB cho người nghèo

Từ năm 2003-2005 nhà nước đã dành trên 2.000 tỷ đồng để KCB cho hơn 14 triệu người nghèo, thành lập quỹ KCB cho người nghèo ở 64 tỉnh, thành phố. Đến nay 29 tỉnh thực hiện thực thanh, thực chi, 24 tỉnh mua thẻ BHYT, 11 tỉnh thực hiện cả 2 hình thức trên. Như vậy cả nước đã có khoảng 4 triệu người được cấp thẻ BHYT. Ngoài ra các bệnh viện còn miễn giảm viện phí cho 3,78 triệu người với số tiền là 234 tỷ đồng trong năm 2004. Bên

cạnh đó việc mở rộng KCB về tuyến cơ sở cũng ngày càng được quan tâm và coi trọng; số trạm y tế xã, phường qua các năm ngày càng tăng.

Đồ thị 1: Số trạm y tế xã, phường cả nước từ năm 2000 đến năm 2004

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004)

Do đó số lượt người đi KCB hàng năm cũng vì thế mà tăng lên (bảng 3)

Bảng 3: Tình hình KCB cho người nghèo có thẻ BHYT

Số lượt KCB (lượt) Tỷ lệ (%)

Nội trú Ngoại trú Nội trú Ngoại trú

1999 18.200 207.157 0.036 0,415

2000 55.446 660.379 0,047 0,547

2001 67.835 782.029 0,046 0,526

2002 90.556 1.225.390 0,054 0,736

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Năm 2000 có khoảng 600.000 lượt người nghèo đi KCB ngoại trú, bằng 59% số thẻ đã phát hành, với chi phí trên 10,7 tỷ đồng; bình quân một lần KCB ngoại trú khoảng 18.000 đồng. Đã có trên 55.000 lượt người nghèo điều trị nội trú tại các tuyến, bằng khoảng 5 % số người nghèo có thẻ BHYT, tổng chi phí thanh toán cho các cơ sở KCB là 13,8 tỷ đồng, bình quân chi phí một đợt điều trị nội trú là 250.000 đồng. Như vậy có thể thấy rằng chi phí cho một lần KCB ngoại trú và một đợt điều trị nội trú của người nghèo tương đương và có phần cao hơn một chút so với chi phí bình quân của thẻ BHYT

bắt buộc, song tỷ lệ đi KCB của người nghèo lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đi KCB của thẻ BHYT bắt buộc. Tuy nhiên có thể thấy rằng số lượt người nghèo đi KCB ngày càng đông, kể cả nội trú và ngoại trú, mặt khác tỷ lệ KCB của người nghèo so với các đối tượng khác tăng dần qua các năm, KCB bằng thẻ BHYT ngày một tăng.

Những kết quả đạt được trong việc thực hiện BHYT cho người nghèo trong thời gian qua đã khằng định một điều: giải pháp để người nghèo được chăm sóc sức khoẻ bình đẳng và đạt hiệu quả cao nhất là mua thẻ BHYT cho họ. Số thẻ BHYT cấp cho người nghèo trên tổng số thẻ BHYT không ngừng tăng lên qua từng năm, điều này chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và nhà nước tới công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, tới mục tiêu công bằng xã hội. Tuy nhiên, công tác cấp thẻ BHYT cho người nghèo hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, nổi cộm nhất là việc điều tra, lập danh sách những hộ thuộc diện nghèo theo quy định hiện nay, số thẻ BHYT cấp cho người nghèo vẫn còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của họ.

2.3. Kinh nghiệm BHYT cho người nghèo từ tỉnh Hà Tây và Bình Định.

2.3.1. Tỉnh Hà Tây

Theo chuẩn mực xác định đói nghèo, số hộ nghèo của tỉnh Hà Tây vẫn còn khá nhiều. Do đó về công tác KCB, bộ phận dân cư nghèo đói này đã được sự hỗ trợ của chính quyền và xã hội như sau:

* Phát hành thẻ BHYT nhân đạo (T8)

Từ năm 1993, ngay khi vừa thành lập BHYT Hà Tây đã làm thí điểm BHYT nhân đạo cho người nghèo, trẻ mồ côi, nạn nhân trong chiến tranh, con em cựu chiến binh ở một số cơ sở như xã Nam Triều, Huyện Phú Xuyên ; xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ; Minh Khai, huyện Hoài Đức...

Từ năm 1993-1997 phát hành thí điểm 2749 thẻ. Mệnh giá xây dựng từ 30.000đồng; 43.000đồng; 100.000đồng/người/năm. Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT nhân đạo là do sự tự nguyện đóng góp của cá nhân, tổ chức đoàn thể,

các cơ quan, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh... Quyền lợi được hưởng đầy đủ 100% không cùng chi trả như đối tượng ưu đãi của BHYT bắt buộc.

Từ năm 1999 vì điều kiện tài chính không cho phép nên BHYT Hà Tây đã không thể tiếp tục phát hành thẻ BHYT nhân đạo nữa.

* Cấp thẻ BHYT cho người nghèo theo phương thức thực thanh thực chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 2000, theo Quyết định số 137/QĐ-UB ngày 17/2/2000 của UBND tỉnh về việc tận dụng Thông tư liên tịch số 05 của liên Bộ Y Tế- Bộ Tài Chính- Bộ LĐ-TB&XH, cấp thẻ BHYT cho người thuộc diện quá nghèo theo hình thức thực thanh, thực chi trong đó quy định:

- Đối tượng được cấp thẻ là 100% số khẩu của hộ đói, 30% số khẩu của hộ nghèo không tính trẻ em dưới 6 tuổi. Danh sách người được cấp thẻ được bình xét từ cơ sở xã, phường; ngành LĐ-TB&XH có trách nhiệm tổ chức triển khai việc bình xét, giám sát và tổng hợp danh sách trình lên UBND tỉnh phê duyệt.

- Hình thức phát hành: Mỗi khẩu sẽ có một thẻ theo mẫu thống nhất trong toàn quốc, kí hiệu mã thẻ A7, giá trị sử dụng trong 2 năm 2000 và 2001.

- Quyền lợi: Như đối tượng BHYT bắt buộc, không thực hiện cùng chi trả;

- Phương thức thanh toán: Thực thanh thực chi theo số chi phí KCB thực tế của người có thẻ BHYT mã số A7 đến KCB ở tất cả các tuyến bệnh viện theo đúng quy định đã hướng dẫn.

Nguồn kinh phí thanh toán hàng quý cho các cơ sở KCB thông qua BHYT Hà Tây do Sở Tài Chính cung cấp bằng nguồn chi đảm bảo xã hội của ngân sách tỉnh hàng năm.

Tuy nhiên khi KCB theo phương thức này Sở Tài Chính quản lý quỹ BHYT cho người nghèo thì không hợp lý vì Sở Tài Chính là đơn vị thu phí mà lại tự thanh toán chi phí KCB cho người nghèo là không hợp lý hơn nữa

mỗi hộ chỉ được 1 người được cấp thẻ như vậy là không hợp lý, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng của tổng số thẻ người nghèo được lưu hành vì khi đó xác suất ngẫu nhiên của người cần phải đi KCB thực sự trong cộng đồng người nghèo sẽ không trùng khít với xác suất của người được cấp thẻ trong gia đình.

2.3.2. Tỉnh Bình Định

Từ năm 1998 trở về trước, việc KCB cho người nghèo được thực hiện chủ yếu qua phương thức miễn giảm một phần viện phí khi người nghèo KCB tại các cơ sở y tế của Nhà nước. Người nghèo được Sở LĐ-TB&XH cấp giấy chứng nhận KCB miễn nộp một phần viện phí (G1, G2) hoặc xác nhận vào đơn xin miễn giảm viện phí. Chi phí KCB của đối tượng được các cơ sở KCB báo cáo tập trung về Sở Y Tế và Sở Y Tế quyết toán với Sở LĐ-TB&XH.

Từ năm 1999 đến nay,việc KCB cho người nghèo được thực hiện chủ yếu qua hình thức cấp thẻ BHYT.

Bảng 4: Kết quả thực hiện KCB theo chế độ BHYT cho người nghèo ở tỉnh Bình Định từ năm 1999-2002 Năm Số thẻ BHYT (thẻ) Số lượt KCB (lượt) Chi KCB (trđ) 1999 21.565 2.431 80 2000 36.472 8.320 286 2001 51.294 24.681 786 2002 59.203 54.000 1.770 (Nguồn: Tạp chí BHYT số 20/2002) Số liệu trên cho thấy số người nghèo đi KCB tăng nhanh qua các năm và tăng nhiều so với khi chưa triển khai BHYT cho người nghèo; người nghèo có thẻ BHYT được chăm sóc bình đẳng như các đối tượng có thẻ BHYT khác, người nghèo không còn tự ti, mặc cảm khi đi KCB; không còn phải làm đơn xin miễn giảm viện phí đi nhiều nơi, chờ sự phê duyệt của nhiều cấp vừa phiền hà, vừa mất thời gian. Có được kết quả trên là do:

- Sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên trách: UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, ngành y tế, cơ quan BHYT

- Trong dự toán kế hoạch kinh phí hàng năm của mình, Sở LĐ-TB&XH đều dành một khoản kinh phí phù hợp để mua BHYT cho người nghèo.

- Cơ chế quản lý vận hành hợp lý, chặt chẽ, đồng bộ.

- Đưa KCB BHYT về tuyến cơ sở và thực hiện cải cách hành chính trong KCB. Tại Bình Định trong năm đầu tiên triển khai đưa KCB về tuyến cơ sở đã có 35/152 xã triển khai, đạt tỷ lệ 23% trong đó có 3 huyện núi Vĩnh Thạch, Vân Canh, An Lão có 6 xã triển khai. Đồng thời, BHYT Bình Định phối hợp với ngành y tế chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện cải cách hành chính trong KCB, giảm thiểu thời gian làm các thủ tục hành chính, hơn nữa, Bình Định còn ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác KCB, đặt các bảng hướng dẫn bệnh nhân đi KCB tại các nơi thuận tiện trong bệnh viện...

Những năm qua người nghèo ở Bình Định đã dần quen với tấm thẻ BHYT và cũng quen KCB bằng thẻ này. Do vậy sẽ có tác dụng tích cực về mặt xã hội nếu tiếp tục tổ chức thực hiện BHYT cho người nghèo.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hải Dương

Việc mua thẻ BHYT cho người nghèo là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, hợp lòng dân để người nghèo chẳng may bị ốm đau được KCB ở các tuyến dễ dàng nhất là các trường hợp bệnh nặng rất tốn kém nhưng cũng được BHYT lo đầy đủ. Đối với bệnh viện cũng đỡ khó khăn vì có BHYT người nghèo đỡ một phần kinh phí cho bệnh viện, không phải trích quĩ Viện phí của bệnh viện ra trợ cấp.

BHYT cho người nghèo chỉ thực hiện tốt khi có sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền địa phương; có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các ngành liên quan, trong đó vai trò của ngành LĐ-TB&XH tại tỉnh là quan trọng nhất.

Người nghèo chưa tiếp cận với các dịch vụ y tế do nhiều nguyên nhân như: do điều kiện kinh tế, thu nhập; do định cư ở những vùng xa bệnh viện;

do mạng lưới y tế tại địa phương chưa phát triển... từ đó hạn chế phần nào quyền lợi KCB cho người nghèo, làm sai lệch nhận thức về ý nghĩa của BHYT dành cho người nghèo. Vì vậy cần tạo môi trường thuận lợi hơn để người nghèo được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế, góp phần làm cho chính sách BHYT cho người nghèo phát huy hết ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở BHXH Hải Dương và một số kiến nghị (Trang 30 - 37)