Sự cần thiết BHYT cho người nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở BHXH Hải Dương và một số kiến nghị (Trang 29 - 30)

I. VÀI NÉT VỀ BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM

2.1.Sự cần thiết BHYT cho người nghèo

2. BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

2.1.Sự cần thiết BHYT cho người nghèo

Việt Nam được xếp là một trong những nước nghèo trên thế giới, đa phần nhân dân sống ở nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do điều kiện giao thông ở những vùng này chưa phát triển nên việc cải thiện đời sống và CSSK còn gặp nhiều khó khăn. Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm gần đây đã và đang mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, song bên cạnh đó vẫn còn sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong CSSK và hưởng thụ dịch vụ y tế của người nghèo so với người giàu. Chính vì lí do này mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách về KCB cho người nghèo, song vẫn xẩy ra nhiều bất cập như:

- Việc cấp giấy chứng nhận cho người nghèo để giám đốc các bệnh viện căn cứ vào đó quyết định việc miễn giảm viện phí cho người nghèo, nhưng lại gặp khó khăn về kinh phí KCB. Các cơ quan LĐ-TB&XH cấp xong giấy miễn phí là hết trách nhiệm, lúc đó gánh nặng về tài chính chuyển sang

các cơ sở KCB. Cơ sở KCB phải sử dụng kinh phí eo hẹp của mình để miễn giảm cho đối tượng này. Từ đó tạo nên sự thiếu hụt trầm trọng về kinh phí KCB của các cơ sở y tế. Thực tế còn cho thấy việc xác định người nghèo dù là ở xã, phường, bệnh viện vẫn mang tính chủ quan. Điều này tạo ra sự không công bằng trong xã hội.

- Có địa phương cấp một khoản ngân sách bổ sung cho các bệnh viện để chi phí cho những người nghèo đến KCB tại bệnh viện sau đó định kì cơ quan tài chính sẽ quyết toán theo số lượng và chi phí thực tế của người bệnh. Hình thức này có những bất cập do nguồn kinh phí bổ sung không đều và không đủ để chi trả chi phí cho người nghèo. Bệnh viện phải sử dụng kinh phí giường bệnh để bù trừ gây khó khăn cho bệnh viện vốn đã rất eo hẹp về kinh phí.

Với các hình thức nêu trên, một bộ phận người nghèo đã được CSSK thông qua KCB miễn phí, song các hình thức đó còn nhiều thiếu sót và hạn chế cần khắc phục.

Như vậy, để tránh tình trạng khó khăn trong công tác KCB cho người nghèo và đảm bảo lợi ích chính đáng của họ thì “BHYT cho người nghèo” là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo ở BHXH Hải Dương và một số kiến nghị (Trang 29 - 30)