5.2.1 Lý thuyết lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế của Ricardo
Vào năm 1817, "Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế chính trị" của David Ricardo đã được xuất bản. Ricardo, một nhà kinh tế cổ điển xuất chúng khác, đã chỉ ra rằng Adam Smith đã không chú ý đến các tình huống mà một quốc gia không có lợi thế chi phí tuyệt đối so với các quốc gia khác. Bằng việc dùng phân tích về chi phí so sánh, Ricardo đã chỉ ra rằng thậm chí khi một quốc gia hoạt động tương đối không hiệu quả trong tất cả các ngành sản xuất thì cũng có thể đạt được có được lợi ích thông qua trao đổi thương mại. Để chứng minh cho quan điểm của Ricardo, hãy để ý đến điều kiện chi phí sản xuất vải và rượu ở Bồ đào Nha và Anh quốc sau đây:
Vải Rượu Bồ Đào Nha 90 80
Quan điểm về chi phí tuyệt đối của Smith không thể giải thích trao đổi thương mại sẽ diễn ra như thế nào với các điều kiện này. Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả vải và rượu. Và dường như là Anh không có gì để bán cho Bồ Đào Nha, và người Bồ Đào Nha thì nhận thấy không có gì ở nước Anh rẻ hơn là ở trong nước. Ricardo chỉ ra rằng mặc dù Bồ Đào Nha có một ưu thế rõ ràng hơn so với Anh trong việc sản xuất cả hai sản phẩm rượu và vải, nhưng cả hai nước có thể có lợi từ trao đổi buôn bán nếu họ chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế so sánh về chi phí sản xuất. Chẳng hạn như, nếu xem xét tỷ suất chi phí, chúng ta có thể thấy được lĩnh vực mà Bồ Đào Nha có lợi thế nhất. Tỷ suất chi phí là 9:10 đối với vải lớn hơn là tỷ suất 8:12 (hay 2/3) đối với rượu. Chi phí sản xuất vải vóc ở Bồ Đào Nha chỉ bằng 90% so với chi phí sản xuất ở Anh. Nhưng đối với sản phẩm rượu, chi phí của Bồ Đào Nha chỉ bằng 67% so với Anh. Vì vậy Bồ Đào Nha có một lợi thế so sánh về chi phí sản xuất rượu.
Về phía Anh, trao đổi thương mại và chuyên môn hoá cũng rất quan trọng. Tỷ suất chi phí của Anh, (10:9 đối với sản phẩm vải và 12:8 đối với rượu) cho thấy rằng Anh mất khoảng 1,1 lần để sản xuất vải vóc và 1,5 lần để sản xuất rượu so với Bồ đào Nha. Vì thế, nước Anh có sự bất lợi so sánh về chi phí sản xuất vải vóc thấp nhất.
Với các điều kiện trên, Anh và Bồ Đào Nha có thể cùng có lợi khi trao đổi một đơn vị vải lấy một đơn vị rượu. Bồ đào Nha có thể bán một đơn vị rượu, khi đó họ chỉ mất 80 đơn vị lao động cho một đơn vị vải, nếu không sẽ phải mất 90 đơn vị lao động khi sản xuất trong nước. Như thế Bồ Đào Nha có được 10 giờ công lao động cho mỗi đơn vị khác biệt đó. Cách rẻ nhất để Bồ Đào Nha có sản phẩm vải là sản xuất rượu, mặc dù họ có thể sản xuất vải với chi phí sản xuất thấp hơn là ở Anh.
5.2.2 Lý thuyết Heckscher – Ohlin
Theo Ricardo, các quốc gia sở dĩ trao đổi mua bán hàng hóa vì họ có những lợi thế so sánh khác nhau và thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở sự khác biệt về lợi thế so sánh này.
Mô hình Heckscher-Ohlin cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất: Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động.
Kết quả là những nước sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế.
Chẳng hạn, Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood…
Và quan hệ thương mại diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu quần áo, giầy dép, nông sản sang Mỹ và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ.
Mô hình Heckscher-Ohlin ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế k, và giải thích được hầu hết các mối quan hệ thương mại quốc tế. Thế nhưng càng ngày, người ta càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này không thể giải thích.
Một trong những đặc điểm đó là quan hệ thương mại nội ngành (intra- industry trade). Ví dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi sang Nhật và châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và châu Âu.
Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này không thể xảy ra vì với một mặt hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế sang nơi không có lợi thế sản xuất mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, mà thôi. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.
Lý thuyết lợi thế so sánh cũng không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào những năm 1960 sang xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và châu Âu như ngày nay.
Việc này gây nhiều bối rối cho các nhà kinh tế học và đã có một số mô hình ra đời nhằm giải thích cho quan hệ thương mại này.
* Mô Hình Lợi Thế Cạnh Tranh Của Heckscher-Ohlin:
Ngành dệt cần nhiều lao động hơn trong sản xuất và giấy cần nhiều vốn hơn nếu:
đối với giấy > đối với ngành dệt
Và Phần Lan nhiều vốn hơn còn Ấn Độ nhiều lao động hơn nếu:
Phần Lan < Ấn Độ
Điều này có nghĩa là Phần Lan (nơi giá vốn khá rẽ) có lợi thế cạnh tranh về sản xuất những hàng hoá cần nhiều vốn (như giấy) và ấn Độ (nơi vốn khá đắt và hiếm) lại có lợi thế cạnh tranh về những mặt hàng cần nhiều lao động. Khi trao đổi thương mại diễn ra, Phần Lan nên xuất khẩu giấy sang ấn Độ và nhập khẩu hàng dệt.
• Cả hai đều cần được minh hoạ bằng mô hình giá cả hàng hoá như bảng dưới đây. Từ đó, có thể thấy rằng cứ mỗi 4 tấn giấy Phần Lan
xuất bằng đường biển sang ấn Độ, họ sẽ thu về hơn 1m vải (và có thể gần 2m), trong khi đó, nếu không trao đổi cứ mỗi 4 tấn giấy được dùng trong nước sẽ chỉ mua được 1m vải. Tương tự, cứ mỗi m vải ấn Độ xuất sang Phần Lan sẽ thu về được 2 tấn giấy (có thể lên tới 4 tấn) mà nếu không trao đổi mỗi mét vải bán đi chỉ thu về được 2 tấn giấy. Giá cạnh tranh của hàng dệt may và giấy ở Phần Lan và ấn Độ trước khi có trao đổi thương mại
Phần Lan Ấn Độ
Hàng dệt may (m) FM 80 Rs.200
Giấy (tấn) FM 20 Rs.100
Giá trước khi trao đổi của 1m hàng dệt tính theo tấn giấy 1m vải có giá bằng 4 tấn giấy 1m vải chỉ bằng 2 tấn giấy
Nhận xét: trước khi đem trao đổi, vải giá cao hơn ở Phần Lan so với giá của nó ở Ấn Độ, tức là Phần Lan có lợi thế cạnh tranh về sản xuất giấy và Ấn Độ về sản xuất hàng dệt may
* Nguốn Gốc Hay Cơ Sở Cho Lợi Thế Cạnh Tranh:
-Lợi thế về kỹ thuật: Một nước có thể có lợi thế về kỹ thuật trong sản xuất cả hai sản phẩm hơn nước kia nhưng sự khác nhau về lợi thế có thể lớn hơn trong một mặt hàng.
-Các khoản thiên phú[1]: Một nước (như Ấn Độ) có thể được thiên phú nhiều hơn các nước khác (như Phần Lan) về nguồn lực (như lao động) mà
được sủ dụng rộng rãi hơn trong sản xuất một mặt hàng (như hàng dệt) được sủ dụng để sản xuất ra một mặt hàng khác (như sản xuất giấy) - có thể sử dụng nguồn lực khác (như vốn). Trong trường hợp này, sẽ có cơ sở để trao đổi thương mại thậm chí lợi thế về kỹ thuật không có.
-Sở thích: Một nước (như Phần Lan), khi so sánh với một nước khác (như Ấn Độ), có xu hướng tiêu thụ một loại hàng hoá (như hàng dệt may) mạnh hơn so với một mặt hàng khác (như giấy). Nếu chúng ta giả sử không có sự khác biệt nào về lợi thế kỹ thuật và các khoản thiên phú thì một nước sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng mà nước này tiêu thụ ít hơn.
*Sự tồn tại của các nền kinh tế như là nền tảng của trao đổi thương mại: Ngay cả khi không có lợi thế so sánh và những nước này bình đẳng trong sản xuất các mặt hàng, vẫn có một lý do cho vấn đề chuyên biệt hoá và thương mại nếu quá trình sản xuất được đánh dấu bằng giá trị mặt hàng giảm như là mức tăng của sản lượng. Những nước tham gia bàn thảo xem coi ai được chuyên môn hoá vào mặt hàng nào đó (ở khối lượng tối đa).
*Một Số Cơ Sở Khác Nhau Và Lợi Nhuận Từ Trao Đổi Thương Mại Và Chuyên Môn Hoá:
-Chuyên môn hoá và trao đổi thương mại thúc đẩy tìm ra nhiều công nghệ mới -Trao đổi thương mại giúp cho một đất nước thuận lợi hơn trong tiêu thụ hàng hoá -- trong những khi sản xuất vượt quá nhu cầu, sẽ có thặng dư thương mại trong khi có thâm hụt thương mại (hoặc vay từ nước ngoài) trong giai đoạn khi sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
-Thương mại thúc đẩy quan hệ quốc tế
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA
Ở Việt Nam, trong 10 năm gần đây, đầu tư trong nước và của nước ngoài tăng cao đã tạo đà tăng trưởng kinh tế mạnh, nhưng vì kinh tế nước ta chưa có sự chuyển biến đáng kể về năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, nên phát triển chưa bền vững và hiệu quả đầu tư bị đánh giá vào loại thấp nhất trong khu vực.
1. Đầu tư trong nước:
Cùng với quá trình phát triển và tăng trưởng của đất nước, GDP tăng liên tục thì tình hình đầu tư cũng khá khả quan. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam trong những năm gần đây tăng liên tục. Giai đoạn 1991 - 1995 tăng 29,1%/năm, từ 1996 - 2003 trung bình tăng 22%/năm. Năm 2000 quy mô vốn là 92 nghìn tỷ VNĐ, năm 2003 là 217 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 258,7 nghìn tỷ đồng và đến năm 2007 là 387,8 nghìn tỷ đồng.
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã trở thành động lực tăng trưởng. Năm 2008 lĩnh vực công nghiệp, trong khi khối kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân tám tháng là 6,5%, thấp hơn nhiều so với tốc độ toàn ngành, thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng cao nhất là 21,7%. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lên đến khoảng 260 nghìn doanh nghiệp. Ở khu vực này năm 2004 chiếm tới 19,6 % đầu tư toàn xã hội và đến năm 2006 thì vốn đầu tư của những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã là 132 nghìn tỷ đồng gấp 2 lần đầu tư nước ngoài và chiếm 34% tổng đầu tư xã hội, tạo gần 50% GDP của cả nước. Cũng trong những năm 2006, 2007 đã có rất nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phê duyệt và theo thống kê của tổng cục thống kê thì khu
vực này đã đầu tư là 187,8 nghìn tỷ đồng chiếm 40,7% tổng đầu tư toàn xã hội .
Tổng vốn đầu tư của nhà nước năm 2007 cũng đạt mức khá cao là 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%. Trong vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gốm cả vốn sự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng bằng 101,6% kế hoạch năm 2007. Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác cũng đã đạt 62,7 nghìn tỷ.
Ngoài nguồn vốn thu hút từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước hoạt động đầu tư còn được lấy từ các quỹ tín dụng. Năm 2000 tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế là 156 nghìn tỷ đồng chiếm 35%GDP và đến năm 2004 là 420 nghìn tỷ đồng chiếm 59%GDP. Trong năm 2007 vốn tín dụng phát triển của nhà nước ước tính đạt 40,3 nghìn tỷ đồng , đạt kế hoạch đề ra trong năm.
Theo thống kê ở Việt Nam từ năm 1990 - 2007 hộ gia đình tíết kiệm được 10,3% và đầu tư 4,2%, thặng dư 6,1%. Từ đó ta thấy nguồn vốn trong dân của chúng ta cũng đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2004 nguồn vốn trong dân cư đạt 69,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chính phủ còn thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ với dự tính số lượng phát hành là 110 nghìn tỷ đồng từ năm 2004 - 2010. Chính phủ còn phát hành cả trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và thí điểm của nó là năm 2005 chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu chính phủ.
Tổng vốn kế hoạch đầu tư xây dựng trong năm 2009 của các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương là 170.520 tỷ đồng, trong đó khối sản xuất kinh doanh là 170.202 tỷ đồng và khối hành chính sự nghiệp 318 tỷ đồng. Ước thực hiện vốn đầu tư trong 9 tháng 2009 là 102.895 tỷ đồng, bằng 60,3% kế hoạch năm, nhưng tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó: các Tập đoàn, Tổng công ty 91 thực hiện
99.391 tỷ đồng, tăng 28,7%; các Tổng công ty 90 và Doanh nghiệp độc lập thực hiện 3.295 tỷ đồng, tăng 157%; khối hành chính sự nghiệp thực hiện 209 tỷ đồng, tăng 63,6%.
2.Đầu tư nước ngoài
*Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Trong 9 tháng 2009, cả nước có 583 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký mới đạt 7,67 tỷ USD, giảm 57,3% về số dự án và giảm 85,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008. Số lượt dự án tăng vốn trong 9 tháng là 168 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 4,868 tỷ USD, giảm 50,3% về số dự án nhưng tăng 0,7% về vốn so với cùng kỳ. Tính chung cả vốn đăng ký nới và vốn tăng thêm là 12,541 tỷ USD, giảm 78,6% so với cùng kỳ. Tổng số vốn thực hiện đạt 7,2 tỷ USD, giảm 11,1%.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số 270 dự án, trong đó có khoảng 130 dự án được cấp phép.
*Hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Trong 9 tháng 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài khoảng 1,57 tỉ USD với 41 dự án, trong đó có 20 dự án tăng vốn 200 triệu USD. Trong 41 dự án Bộ Công Thương tham gia góp ý có 29 dự án thuộc diện thẩm tra cấp phép đầu tư.
Như vậy, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ trước đến nay của doanh nghiệp Việt Nam đạt 6,6 tỉ USD, với 410 dự án, chủ yếu tại Lào (161 dự án, 2,6 tỉ USD), Nga (19 dự án, 1,2 tỉ USD), Campuchia, Malaysia...
Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
*Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: a. ĐTRNN phân theo ngành :
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp