Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn phá của Thế Chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển đối với các nước mới độc lập này. Để chống lại đe doạ lan rộng từ chế độ cộng sản, các nước tư bản phát triển cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng rắn đối với các nước mới độc lập, các đề xuất này nhằm đưa các nước kém phát triển đi theo chiều hướng phát triển. Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow. Theo Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển đến phát triển có thể được nhận thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn thông qua đó tất cả các nước phải đi đến. Ông miêu tả ba giai đoạn này là:
Giai đoạn 1- Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên
của sự phát triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay các xã hội phong kiến của Marx.
Giai đoạn 2- Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt
đầu có sự tiết kiệm. Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với tiềm năng phát triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được thực hiện.
Giai đoạn 3- Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng
nhất trong 5 giai đoạn của mô hình Rostow. Lĩnh vực này có thể được nhận biết nhờ 3 đặc điểm chính, đó là:
• Một sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5% hay thấp hơn, trở thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân.
• Sự phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với một tỷ lệ tăng trưởng cao.
• Sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ về thể chế, xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu vực hiện đại.
Giai đoạn 4- Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà
tất cả các cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững.
Giai đoạn 5- Giai đoạn tiêu dùng cao: Đây là giai đoạn cuối cùng. Một
khi đã đạt được tới giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát triển phải đối mặt với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu dùng rộng lớn hơn.
Mô hình W.Rostow mặc dù có nhiều hạn chế về cơ sở của sự phân đoạn trong phát triển kinh tế cũng như sự nhất quán về đặc trưng của mỗi giai đoạn so với thực tế, nhưng đứng trên góc độ mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu với quá trình phát triển thì mô hình này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia