.Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư với tăng trưởng (Trang 33 - 34)

Cuối thế kỉ 19 là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Hàng loạt các phát minh khoa học ra đời, cùng với nó nhiều nguồn tài nguyên quí được đưa vào khai thác làm cho kinh tế thế giới có bước phát triển mạnh mẽ. Sự chuyển biến này có ảnh hưởng mạnh đến các nhà kinh tế, hình thành một trường phái kinh tế mới mà ngày nay ta gọi là trường phái tân cổ điển, đứng đầu là Alfred Marshall (1842-1924), tác phẩm chính của ông là “Các nguyên lý của kinh tế học”, xuất bản năm 1890, do đó thời điểm này được coi như mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển.

Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn và lao động có thể thay thế cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào. Đồng thời họ cho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do chú trọng đến các nhân tố đầu vào của sản xuất, lý thuyết tân cổ

điển còn được gọi là lý thuyết trọng cung.

Các yếu tố cấu thành nền kinh tế: Các nhà kinh tế cổ điển đã giải thích

nguồn gốc sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất: Y = f (K, L, R,T) Trong đó Y: Đầu ra K: Vốn sản xuất L : Lao động R: Tài nguyên T: Khoa học công nghệ.

Yếu tố vốn qua hàm sản xuất Cobb-Douglas: g = T + aK + bL + cR Trong đó: g : Tốc độ tăng trưởng;

a, b, c : Tốc độ tăng trưởng của vốn, lao động, tài nguyên

Qua đó ta thấy sự tăng trưởng của các yếu tố vốn cũng như đầu tư tác động đến sự tăng trưởng.

Điểm giống với các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cũng cho rằng Chính phủ không có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư với tăng trưởng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w