Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư với tăng trưởng (Trang 43 - 53)

Vào những khoảng giữa thập niên 50 của thế kỷ 20, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Lewis, trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đã

đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, gọi là “ Mô hình hai khu vực cổ điển”. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp trong nền kinh tế nhị nguyên và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực

Những tư tưởng của Lewis dựa vào nghiên cứu của Ricardo. Hai vấn đề mà Ricardo đưa ra là:

 Có sự giảm dần lợi nhuận trong nông nghiệp (quy luật lợi tức giảm dần). Đây là điểm khác biệt với sản xuất công nghiệp.

 Có lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên khái niệm dư thừa lao động trong nông nghiệp và công nghiệp được xem xét khác nhau. Cách đặt vấn đề của Ricardo: Phát triển nông nghiệp có giới hạn, cần chuyển hướng sang phát triển công nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp phải chuyển hướng như thế nào để không làm cản trở sự phát triển công nghiệp.

Với hai vấn đề trên, Ricardo kết luận rằng khu vực nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối, cần giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng đầu tư. Nên hướng giải quyết của Lewis là chuyển lực lượng lao động trong nông nghiệp ra khỏi nông nghiệp nhưng không làm giảm sút sản lượng nông nghiệp và huy động lao động đó vào khu vực công nghiệp.

Giả thuyết của mô hình hai khu vực cổ điển:

- Một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: truyền thống và hiện đại

- Khu vực nông nghiệp dư thừa lao động

- Tiền công tiền lương của khu vực công nghiệp không đổi khi lao động còn lao động dư thừa Wcn = Wnn + 30% Wnn

Nội dung chính: Nội dung của thuyết tập trung ở 2 khu vực là : khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Mô hình này xác định một hướng giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Mô hình này xây dựng dựa trên cơ sở khả năng và nhu cầu thu hút lao động của khu vực công nghiệp theo khả năng tích lũy vốn của khu vực này. Mô hình này chỉ ra rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp. Cũng chính từ lập luân đó mà mô hình Lewis còn chỉ ra những hệ quả về mặt xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế và góp phần lý giải những hiện tượng nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng xã hội trong mô hình U ngược của Kuznets

Tuy vậy, mô hình còn có những hạn chế: Mô hình ngầm giả định tốc độ thuyên chuyển lao động tỷ lệ thuận với tốc độ tích lũy vốn. Tuy nhiên ở LDCs các khoản lợi nhuận thặng dư tư bản lại được tái đầu tư vào ngành thậm dụng vốn chứ không phải thâm dụng lao động

 Mô hình giả thiết khu vực thành thị toàn dụng nhân công nhưng ở các nước đang phát triển khu vực thành thị vẫn còn lao động dư thừa

 Ở các nước đang phát triển khi khu vực nông nghiệp còn dư thừa lao động, W của khu vực công nghiệp vẫn tăng

3.3. Mô hình hai khu vực của Oshima 3.2.1. Cơ sở xuất phát của mô hình

Dựa trên những điểm khác biệt trong sản xuất nông nghiệp ở các nước châu á và châu Âu, Harry T. Oshima, nhà kinh tế học Nhật bản đã đưa ra mô hình phát triển hai khu vực ở các nước châu Á, được thể hiện thông qua cuốn: “Tăng trưởng kinh tế châu Á gió mùa”.

Khác với Arthus Lewis và một số nhà kinh tế học phát triển khác, T. Oshima cho rằng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước châu á thì không phải lúc nào cũng có tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Sở dĩ có điều này là do nền nông nghiệp lúa nước ở các nước châu á có tính thời vụ rất cao. Ở đây, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vụ thu hoạch – khi đó, sẽ không có sự dư thừa lao động, thậm chí là còn bị thiếu. Tình trạng dư thừa lao động chỉ diễn ra vào lúc nông nhàn. Chính vì vậy theo ông nếu áp dụng nguyên si mô hình chuyển dịch của Lewis-Fei-Renis sẽ không thích hợp ở các nước châu Á.

3.2.2. Nội dung của mô hình

Ông cũng chỉ ra rằng việc đầu tư nhiều vào nông nghiệp trong ngắn hạn là không thực hiện được do nền kinh tế ở các nước đang phát triển thường ở trong tình trạng thiếu các nguồn lực về vốn và khoa học công nghệ. Do vậy, để khắc phục tình trạng lao động theo mùa vụ ở khu vực nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, theo T. Oshima, có thể tiến hành theo ba bước như sau:

Bắt đầu cho quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi Theo ông, trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, có thể tăng năng suất lao động trong nông nghiệp bằng cách giảm thiểu số lao động dư thừa vào thời kỳ nông nhàn. Do ở các nước đang phát triển ở châu á, cơ giới hóa chưa được ứng dụng nhiều nên tăng công ăn việc làm bằng mở rộng qui mô canh tác là hết sức khó khăn. Vì vậy, biện pháp cơ bản là tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng như trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâm nghiệp.

Khi có nhiều việc làm hơn, thu nhập của người nông dân tăng lên, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ

lao động. Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả của các việc làm khác, tăng tốc độ tiêu thụ nông sản thì khu vực nông nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt: xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn, tăng cường và mở rộng các dịch vụ khuyến nông, nâng cấp hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn. Cải tiến các hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức các dịch vụ nông thôn; hỗ trợ của các tổ chức tín dụng để nông dân có thể mua giống mới và áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật, cải cách ruộng đất để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, giúp người nông dân phát huy cao độ nỗ lực của mình. Vào giai đoạn này thì tất cả những khoản đầu tư kể trên trong khu vực nông nghiệp sẽ không đáng kể so với đầu tư vào khu vực công nghiệp.

Cùng với việc gia tăng số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp là sự tăng sản lượng trong khu vực này. Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu nhập khẩu lương thực giảm xuống đồng nghĩa với việc tiết kiệm ngoại tệ, và tạo ra khả năng xuất khẩu lương thực đồng nghĩa với việc tăng nguồn thu về ngoại tệ. Và kết quả là nguồn ngoại tệ của quốc gia sẽ dồi dào hơn để nhập khẩu các máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Hướng tới việc làm đầy đủ

Giai đoạn kế tiếp là tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, tăng việc làm phi nông nghiệp bằng đầu tư vào các hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ và các hoạt động dịch vụ. Điều này đòi hỏi sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất, vận chuyển, bán hàng cho đến các dịch vụ hỗ trợ như tài chính, tín dụng, và các ngành có liên quan như công nghiệp phân bón, hóa chất, các ngành cung cấp nguyên liệu và công cụ sản xuất cho nông nghiệp.

Khi đó sự phát triển nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng thị trường cho khu vực công nghiệp, tạo cơ hội để tăng quy mô sản xuất công

nghiệp cũng như về các hoạt động dịch vụ. Khi đó nhu cầu thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ tăng lên. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm cho đến khi khả năng tăng việc làm vượt quá tốc độ tăng lao động, làm cho thị trường lao động bắt đầu thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên, quá trình này còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng dân số và khả năng giải quyết việc làm của từng nước.

Sau khi có việc làm đầy đủ

Như đã trình bày ở trên, quá trình công nghiệp hóa diễn ra qua nhiều bước, được tiến hành liên tục, kéo dài trong nhiều năm, đồng thời với việc tiền lương thực tế trong nông nghiệp có xu hướng tăng dần với tốc độ ngày càng nhanh. Khi đó sẽ xuất hiện việc thay thế lao động chân tay bằng máy móc vì lúc này sử dụng máy móc sẽ rẻ hơn sử dụng nhân công. Trong điều kiện đó, nông nghiệp sẽ chuyển dần dần sang sản xuất bằng cơ giới hóa. Các phương pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi để tăng sản lượng. Các máy cày, máy đập, gặt, phun nước, máy bơm, làm cỏ, máy sấy và phương tiện vận tải cơ giới ngày càng được mở rộng đã tiết kiệm thời gian cho nông dân trên đồng ruộng, giải phóng được phần lớn lao động trong thời kỳ bận rộn nhất, tạo điều kiện cho việc thu hút lao động từ khu vực này sang khu vực công nghiệp mà sản lượng trong khu vực nông nghiệp vẫn tăng lên.

Nhờ những kinh nghiệm đã đúc rút được trong quá trình sản xuất, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu bắt đầu tìm thị trường nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm của mình. Do những ngành này là những ngành sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư ít, công nghiệp không mấy phức tạp nên khả năng cạnh tranh sản phẩm của chúng có xu hướng ngày càng tăng. Việc mở rộng các ngành này đồng nghĩa với việc sự thiếu hụt cung lao động ở khu vực nông nghiệp cho khu vực công nghiệp trong khi thị trường nông thôn cũng đạt đến trạng thái toàn dụng nhân công, tiền công tăng lên đồng thời khu vực dịch vụ

cũng mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm đáp ứng cho sự phát triển của khu vực nông nghiệp và công nghiệp thay thế nhập khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi giai đoạn chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp được hoàn thành thì nền kinh tế bước sang một giai đoạn tiếp theo là giai đoạn dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ.

Tóm lại, trong mô hình phát triển của T. Oshima sự tăng trưởng bắt đầu bằng việc tăng công ăn việc làm cho những tháng nông nhàn bằng việc đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp mà không có sự dịch chuyển lao động từ khu vực này sang các khu vực khác. Tiếp đó là có thể thu hút lao động nhàn rỗi vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, như mô hình Lewis-Fei- Ranis đã chỉ ra. Điều đó sẽ làm cho thu nhập của người nông dân tăng lên, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nền kinh tế quá độ từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Khi thị trường lao động rơi vào tình trạng thiếu cung thì tiền công thực tế sẽ tăng nhanh, cơ giới hóa sẽ được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và công nghiệp nhằm thay thế lao động chân tay bằng lao động máy móc. Việc sử dụng máy móc và khoa học công nghệ trong sản xuất sẽ làm tăng nhanh năng suất lao động và tổng sản phẩm quốc dân. Khi đó, nền kinh tế dần dần quá độ từ công nghiệp sang dịch vụ.

4. Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ.

Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia

Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng , phần mềm, yếu tố con người, yếu tố tổ chức,…Muốn có công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.

Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, sau đó giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng lao động, nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học và công nghệ

Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh…Công nghệ do tự nghiên cứu và triển khai được thự hiện qua nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử, sản xuất thương, mất nhiều thời gian, rủi ro cao. Dù nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ cũng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân.

Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tỷ trọng vố đầu tưu đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ

- Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện. Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khai thác, chế tạo, lắp táp, tỷ lệ này phải lớn hơn

- Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện. Đầu tư chiều sâu thường gắn liền với đổi mới công nghệ. Do đó, chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh mức độ đầu tư đổi mới khoa học và công ngệ cao

- Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm. Các công trình trọng điểm, mũi nhọn thường là các công trình đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, manh tính chất đầu tư mồi, tạo tiền đề để đầu tư phát triển các công trình khác. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ánh mức độ hiện đại của công nghệ

5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi, phát triển ngoại thương

5.1. Quan điểm của Adam Smith

Vào năm 1776, Tác phẩm "Một tìm hiểu về nguyên nhân và bản chất sự thịnh vượng của các quốc gia" của Adam Smith được xuất bản, trong tác phẩm này ông đã đưa ra một quan điểm khác về thương mại. Với "sự thịnh vượng của các quốc gia" chúng ta bước vào thời đại kinh tế học cổ điển, tán thành gỡ bỏ toàn bộ các rào cản hạn chế từ thương mại và các khía cạnh khác

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư với tăng trưởng (Trang 43 - 53)