Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CDMA S-TELECOM Từ năm 2010 đến năm 2014 pot (Trang 51 - 55)

6. Kết cấu nội dung

3.1.1.2Môi trường vi mô

-Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có 7 nhà cung cấp được phép cung cấp dịch vụ thông tin di động: MobiFone, VinaPhone, Viettel Mobile, EVNTelecom, Vietnamobile (tên cũ là HT Mobile), S-Fone, Gtel mobile và Đông Dương Telecom. (trong đó MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnammobile và Gtel cung cấp dịch vụ theo công nghệ GSM; EVN, S-Fone cung cấp dịch vụ theo công nghệ CDMA). Và ngày 19/08/2009 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động không có tần số vô tuyến điện (mạng di động “ảo”) cho công ty cổ phần viễn thông Đông Dương (Đông Dương Telecom). Đây là mô hình mạng di động dùng chung tài nguyên tần số đầu tiên được phép triển khai tại Việt Nam và Đông Dương Telecom trở thành doanh nghiệp thứ 8 cung cấp dịch vụ thông ti di động tại Việt Nam..

Vinaphone và MobiFone là Công ty con của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam ra đời sớm nhất, đã hoạt động hơn 10 năm trên thị trường Việt Nam;

Viettel là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng,được chính phủ cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế vào tháng 06 năm1995 với vốn điều lệ ban đầu là 950 tỷ đồng. Chỉ khoảng 5 năm cung cấp dịch vụ ra thị trường (tháng 7 năm2004), Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam, vượt lên cả Vinaphone và Mobiphone. Không những phát triển mạnh ở Việt Nam, hiện tại Viettel còn mở rộng cung cấp các dịch vụ viễn thôngvà phát triển rất mạnh mẽ ở Lào, Campuchia.

EVN Telecom– tên đầy đủ là công ty thông tin viễn thông điện lực, là công ty do Tổng công ty điện lực Việt Nam nắm 100% vốn, được thành lập vào năm 2000nhưng mãi đến tháng 05 năm 2006, EVN mới chính thức cung cấp dịch vụ di động trên thị trường.

Vietnamobile, tên cũ là HT Mobile. Trước đây cung cấp dịch vụ thông tin di động theo công nghệ CDMA, nhưng đã thất bại saukhoảng 1 năm cung cấp dịch vụ ra thị trường. Nay HT Mobile chính thức đổi tên thành Vietnamobile và chuyển sang cung cấp dịch vụ thông tin di độngtheo công nghệGSM.

Gtel Mobile với thương hiệu Beeline là mạng di động thứ bảy và cũng là mạng di động đầu tiên có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Công ty cổ phần viễn thông di động Toàn Cầu (GTel Mobile) đã chính thức ra mắt ngày 20-07-2007. Trong liên doanh này, tập đoàn VimpelCom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu thế giới tại Đông Âu và Trung Á có 40% số vốn đầu tư, còn Tổng Công ty viễn thông Toàn Cầu Gtel (Gtel Corp) của Việt Nam cùng các đối tác khác đầu tư số vốn còn lại. Sau 8 tháng triển khai, Beeline Việt Nam đã bắt đầu khai trương dịch vụ với đầu số 0199 và đã có 120.000 sim Beeline đến tay người tiêu dùng Việt Nam trongba tuần trước lúc diễn ra lễ ra mắt chính thức.

Bảng 3.2:Bảng tóm tắt một số điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh.

Nhà cung cấp

Điểm mạnh Điểm yếu

Viettel - Có số thuê bao lớn nhất

- Thương hiệu được đông đảo khách hàngủng hộ.

- Dẫn đầu về việc giảm giá cước.

- ARPU thấp.

MobiFone - Có thị phần đứng vị trí thứ 2 trên thị trường.

- Chất lượng dịch vụ tốt nhất

- Có ARPU bình quân/thuê bao cao nhất: 10 USD/tháng

- Sức cạnh tranh giảm bị Viettel giành nhiều thị phần.

VinaPhone - Nhà cung cấp lâu đời nhất ViệtNam.

- Luôn đi tiên phong trong việc mở trạm phủ sóng tại các khu vực vùng xa, vùng sâu ngoài các khu vực trung tâm.

- Sức cạnh tranh giảm.

Vietnamobile - Đã thất bại 1 lần.

- Mất thuê bao hiện hữu trong quá trình chuyển đổi công nghệ. EVN Telecom - Có lượngkhách hàng lớn từ ngành Điện lực. - Thị phần thấp. - Chưa chú trọng đến các dịch vụ Internet và nội dung. GTel - Được cấp phép 11/2007.

- Liên doanh với nhà cung cấp di động thứ nhì Nga Vimpelcom.

- Beeline là thương hiệu lớn, dày dặn kinh nghiệm trong triển khaidịch vụ di động.

- Ra đời muộn.

- Khách hàng:

Trước đây, giá cả dịch vụ di động còn quá cao, nên số lượng người sử dụng dịch vụ còn hạn chế và chủ yếu tập trung ởnhững đối tượng có thu nhập khátrở lên hoặc những người có nhu cầu liên lạc trong công việc và kinh doanh. Thêm vào đó là sự phát triển công nghệ chậm chạp, nên hiểu biết và và nhu cầusử dụng dịch vụ di động còn hạn chế.

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và được phổ cập phổ biến đến vùng sâu vùng xa, với mức sống ngày càngđược cải thiện và giá cả dịch vụ thấp hơn trước rất nhiều,nên ngày nay khách hàng sử dụng dịch vụ di động rất đa dạng, thuộc nhiều độ tuổi, giới tính và nghệ nghiệp khác nhau. Tuy nhiên do thu nhập đa số dân cư còn thấp nên khách hàng phần lớn sử dụng dịch vụ thoại và nhắn tin, đặc biệt làở vùng nông thôn. Các dịch vụ giải trí, truyền số liệu và các dịch vụ giá trị gia tăng khác được khách hàng ở các vùng thành thị sử dụng nhiều, đặc biệt làở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Với sự ra đời của nhiều nhà cung cấp dịch vụ và các chính sách khuyến mãi, quảng cáo hấp dẫn,ngày nay khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn nênnhu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng ngày càng cao hơn, giá phải rẻ hơn, chất lượng dịch vụ phải đảm bảo hơn và chăm sóc khách hàngphảitốt hơn.

Tóm lại: trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, khách hàng phải được cọi là trọng tâm, doanh nghiệp nào nắm bắt được khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà cung cấp:

Để phục vụ cho quá trình kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông hầu như phải nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài. Về cơ bản, các doanh nghiệp được chủ động lựa chọn nhà cung cấp, nhưng do viễn thông là ngành liên tục có nhiều bước phát triển về khoa học –kỹ thuật, vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại và thay đổi liên tục nên các nhà cung cấp được lựa chọn thường là các nhà cung cấp nổi tiếng, có uy tín trên thế giới. Đồng thời, do tính chất kết nối vào hệ thống nên đòi hỏi mạng lưới viễn thông của bản thân doanh nghiệp phải tương thích với nhau và tương thích với mạng lưới viễn thông hạ tầng của xã hội nên việc lựa chọn nhà cung cấp phải cân nhắc và có sự hạn chế hơn.

-Các đối thủ tiềm ẩn mới:

Việc thiết lập mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn (số vốn đầu tư có thể lên đến hàng tỉ USD) và chuyên môn đặc biệt cao,

nên khả năng xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn trong nước cũng hạn chế. Điều đáng lo ngại nhất là sự tham gia thị trường của các tổ chức nước ngoài với vốn lớn và chuyên môn cao, điển hình là sự tham gia của tập đoàn viễn thông VimpelCom của Nga. Tuy nhiên để chính thức cung cấp dịch vụ ra thị trường, các đối thủ tiềm ẩn cũng cần phải có thời gian để chuẩn bị, nên phần nào doanh nghiệp cũng có thời gian chuẩn bị và kiểm soát được tình hình thayđổi của thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CDMA S-TELECOM Từ năm 2010 đến năm 2014 pot (Trang 51 - 55)