Thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 58 - 61)

Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử. Trong giai đoạn phát triển ban đầu của thương mại điện tử tại Việt Nam (2001 – 2005) hầu như chưa tồn tại dịch vụ thanh toán điện tử.

Trong khi đó thanh toán qua các thiết bị di động đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, hoà nhịp với một trào lưu phát triển mới của thương mại điện tử là thương mại di động (m-commerce). Những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh thương mại di động là phần mềm trò chơi, nhạc, và các dịch vụ tin nhắn – những sản phẩm số hoá có thể được tải về và tiêu thụ trực tiếp trên nền thiết bị di động của khách hàng mà không tốn chi phí vận chuyển. Do đặc thù này, cộng với giá thành sản phẩm thấp và khối lượng tiêu thụ lớn, nhà cung cấp không thể chọn phương thức thu tiền mặt, trừ thẻ tín dụng, hay chuyển khoản để thu hồi tiền bán sản phẩm/dịch vụ. Phương thức thanh toán hợp lý hơn cả là trừ trực tiếp vào phí điện thoại của khách hàng. Để thực hiện điều đó, nhà cung cấp dịch vụ phải kết nối chặt với hệ thống dịch vụ viễn thông sở tại. Nếu nhìn vào thị trường viễn thông di động tại Việt Nam, chúng ta cũng thấy sự phát triển khá rõ ràng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động mới ra đời đã làm hạ giá thành sử dụng, nâng cao dịch vụ. Dự kiến đến hết năm 2005 các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động (ĐTDĐ) tại thị trường Việt Nam sẽ đạt khoảng 7 triệu khách hàng. Đây

quả là một cơ sở tốt cho m-commerce, cũng như là một khối lượng khách hàng lớn đầy tiềm năng của các ngân hàng.

Doanh nghiệp đi tiên phong cung cấp loại hình dịch vụ này ở Việt Nam là Công ty Phần mềm và truyền thông VASC, với các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động. Khách hàng có thể dùng mobile gọi đến các số tổng đài dịch vụ của VASC để nhận thông tin khuyến mãi, hỏi tỷ số trận đấu, hoặc gửi nhạc, nhắn tin cho bạn bè. Phí dịch vụ sẽđược tự động trừ trực tiếp vào tài khoản điện thoại mỗi khi người dùng gọi đến những số tổng đài trên. Để thu hồi các khoản phí này, công ty VASC đã thiết lập kết nối hệ thống với Vinaphone, MobiFone, Viettel, S-Phone và các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động khác, đồng thời xây dựng một cơ chế theo dõi và đối chiếu thu chi cho phép hai bên phân bổ thu nhập từ mô hình kinh doanh liên kết này.

Mô hình dịch vụ của VASC có thể phát triển như sau:

- A đăng ký dịch vụ tại C, mở một tài khoản tại C

- C sẽ cấp cho A một mật khẩu để sử dụng dịch vụ

- Khi cần mua hàng, A sẽ vào trang web của C, hoặc bất kỳ phương tiện nào khác (tờ bướm,

quảng cáo, v.v...) để xem hàng. Sau khi chọn được món hàng cần mua, A sẽ gửi một tin nhắn có chứa mã số của món hàng đó đến C

- C sẽ từ chối hoặc xác nhận lại việc mua món hàng với A, đồng thời trừ tiền vào tài khoản của A, đồng thời cấp cho A một dãy số n.

- C chuyển đơn hàng đến B - B tiến hành giao hàng cho A

- Khi nhận hàng, A sẽ ghi dãy số n và ký vào giấy giao hàng của B - B sử dụng dãy số n để xác nhận với C đã giao hàng cho A

Lưu ý: Có thể xem nhưđây là giai đoạn mở đầu của thương mại điện tử di động. Trong giai đoạn này, hình thức thanh toán di động chỉ áp dụng cho những trường hợp sau:

- Mua hàng giá trị thấp, thường là nhỏ hơn 300.000 (tài khoản điện thoại)

- Đặt cọc để mua hàng có giá trị cao hơn, phần còn lại sẽ thanh toán khi giao hàng.

- Đặt mua vé, giữ chỗ, tìm đường, v.v...

Lợi ích của thanh toán di động:

- An toàn: Tất cả các giao dịch hoàn toàn được bảo mật.

- Nhanh chóng: chỉ cần đăng nhập và một vài thao tác nhấp chuột là đã thanh toán xong một hoá đơn cho nhà cung cấp. Người dùng không phải đến siêu thị, các điểm thu phí hoặc ngân hàng, không cần mất thời gian để viết ủy nhiệm chi....Chỉ mất vài giây, lệnh thanh toán đã được chuyển đến ngân hàng.

- Dễ dàng và thuận tiện: Chỉ cần đăng ký một lần và và người dùng chỉ cần đăng nhập khi cần thực hiện thanh toán. Người dùng có thể ra lệnh thanh toán ở bất cứ đâu, có thể truy cập Internet và có thể ra lệnh thanh toán trên máy di động của mình.

KẾT LUẬN

Từ một hai năm nay, khái niệm Thương mại điện tửđược thỉnh thoảng nhắc đến trên báo, đài, các cuộc họp của Chính phủ, Thành phố... Người dân cũng vì thế mà “loáng thoáng” nghe qua về Thương mại điện tử, tuy nhiên, phần lớn người dân và doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ về Thương mại điện tử và đặc biệt là lợi ích Thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp, cho người dân, cho nền kinh tế và cho xã hội Việt Nam

Phát triển thương mại điện tử góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

TMĐT tại Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để có thể phát triển nhanh, trong đó quan trọng nhất là sự chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật lẫn pháp lý cũng như hỗ trợ, định hướng từ phía các cơ quan chức năng.

Như vậy, nhà nước sẽ đóng vai trò tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử; cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Phát triển thương mại điện tử cần được gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Để thực hiện được kế hoạch trên, cần có các chính sách và giải pháp chủ yếu như: đào tạo và tuyên truyền, phổ cập về thương mại điện tử; hoàn thiện hệ thống pháp luật; phát triển các công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài...

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)