Giải pháp cho doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 57 - 58)

Cho tới cuối năm 2004 một số doanh nghiệp đã ứng dụng có hiệu quả CNTT vào toàn bộ quá trình sản xuất của mình. Nếu đứng trên góc độ nội bộ doanh nghiệp thì có thể coi các doanh nghiệp này đã tin học hoá hoạt động kinh doanh ở mức cao và đã triển khai thành công kinh doanh điện tử. Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa rộng là kinh doanh điện tử bao hàm cả thương mại điện tử thì có thể thấy các doanh nghiệp đó chưa tận dụng cơ hội đầu tư lớn và kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong nội bộ doanh nghiệp để mở rộng thị trường và giảm chi phí đầu vào nhờ triển khai thương mại điện tử.

Nhận thức của nhiều doanh nghiệp về thương mại điện tử chưa đầy đủ là một nguyên nhân quan trọng khiến cho họđã thành công trong tin học hoá nội bộ doanh nghiệp của mình nhưng hầu như chưa chú ý đầu tư thoả đáng cho thương mại điện tử, nhất là hình thức thương mại điện tử quy mô lớn giữa các doanh nghiệp (B2B).

Vì vậy cần thay đổi nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên của doanh nghiệp về tầm quan trọng của Internet và thương mại điện tử. Khi đó doanh nghiệp mới mạnh dạn đầu tư vào thương mại điện tử.

Doanh nghiệp cần phải có thái độ khác trước vềđầu tư cho thương mại điện tử như là một phưong pháp hiệu quảđể xúc tiến thương mại.

Các doanh nghiệp dựđịnh tham gia thương mại điện tử cần thiết phải bố trí kinh phí hợp lý cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các trường đại học, các trung tâm đào tạo cần có các chương trình đào tạo

Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử gắn liền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, đào tạo nhân viên để thực hiện thương mại điện tử.

Có kế hoạch xây dựng trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp và xây dựng chiến lược quảng bá, giới thiệu trang web của mình.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)