Nguồn nhân lực cho CNTT và thương mại điện tử trong doanh

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

doanh nghiệp

- Tỷ lệ 12,3% đầu tư CNTT dành cho đào tạo mới chỉ nói lên phần nào thực trạng phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT và thương mại điện tử trong doanh nghiệp, bởi đây là con số tính bình quân cho tất cả các đơn vị tham gia khảo sát. Trong thực tế, tỷ lệ phân bổ chi phí đào tạo giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch khá lớn, phản ánh sự phát triển không đồng đều trong nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề này. 28,4% doanh nghiệp được hỏi, chiếm hơn 1/4 nhóm đối tượng khảo sát, không có bất cứ hình thức đào tạo CNTT nào cho đội ngũ nhân viên của mình. Với những doanh nghiệp bắt đầu có nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực CNTT, việc đào tạo cũng chưa mang tính chuyên nghiệp hoặc đi vào quy củ. Hơn 40% đơn vị được hỏi cho biết hình thức đào tạo kỹ năng CNTT duy nhất cho người lao động là đào tạo tại chỗ. Chỉ một tỷ lệ rất ít doanh nghiệp kết hợp được một cách bài bản các hình thức đào tạo khác nhau như mở khoá huấn luyện, gửi nhân viên đi học, và đào tạo theo công việc.

- Trình độ CNTT của người lao động trong các doanh nghiệp còn tương đối sơ đẳng. Tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính trong hơn 300 đơn vị được khảo sát bình quân là 51%, mục đích sử dụng máy tính thường chỉ dừng ở mức soạn thảo văn bản, chỉ có 64% đơn vị cho biết đã bước đầu ứng dụng CNTT vào phục vụ một số hoạt động tác nghiệp như tài chính kế toán, quản lý cán bộ… Mức độ nhận thức và triển khai đào tạo như trên chưa thểđáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy một mối tương quan khá rõ rệt giữa tỷ lệ nhân viên biết sử dụng máy tính với hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp. Những đơn vị không triển khai bất

Biểu 4: Các hình thức đào tạo CNTT trong doanh nghiệp

Ngoài hoạt động đào tạo, việc bố trí cán bộ chuyên trách về CNTT cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ nhận thức và trình độ tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy 32,9% công ty bước đầu đã có cán bộ chuyên trách về CNTT, một tỷ lệ hợp lý trong tương quan 25,3% doanh nghiệp có trang web và 82,9% doanh nghiệp được kết nối Internet. Tuy nhiên, để tạo động lực tăng trưởng mạnh về số lượng trang web trong những năm tới, đồng thời đưa việc ứng dụng thương mại điện tử đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp, thì lực lượng nhân sự nòng cốt đóng một vai trò thiết yếu. Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT phải vượt trên tỷ lệ doanh nghiệp có trang web một khoảng cách đủ xa để tạo ra được lực đẩy cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên quan tâm lựa chọn mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức hợp lý cho việc tham gia thương mại điện tử. Hiện nay, mới có 16,5% doanh nghiệp đã xác định hoặc đang bắt tay vào triển khai dự án phát triển ứng dụng thương mại điện tử cho đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)