Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 50 - 52)

Việc đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử có tác động to lớn để xã hội quan tâm tới các lợi ích của thương mại điện tử. Tuy nhiên hoạt động này mang tính bề rộng và phong trào, cần phải có các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử một cách đồng bộ và cân đối mang tính bề sâu, diễn ra liên tục. Dựa trên nguồn nhân lực có tri thức về nhiều khía cạnh liên quan tới kinh tế, thương mại, CNTT và TT, pháp lý, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, an ninh, v.v... mới có thể đưa thương mại điện tử thật sự đi vào cuộc sống.

Phát triển nguồn nhân lực là việc làm của toàn xã hội, nhà nước chỉ hỗ trợ mạnh trong giai đoạn đầu, sau đó chính các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là tự chịu chi phí cho việc này.

Đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề

Tới năm 2005 một số trường đại học chuyên ngành kinh tế thương mại đã giảng dạy về thương mại điện tử. Điều này phản ánh sự năng động, nắm bắt thực tiễn và gắn hoạt động đào tạo với hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác đào tạo đại học của chúng ta. Trong giai đoạn 2006 tới 2010 cần mở rộng hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử tại nhiều trường đại học khắp cả nước không những trong chuyên ngành kinh tế thương mại mà cả các chuyên ngành khác như CNTT, pháp lý, an ninh.

Ngoài đào tạo về thương mại điện tử ở cấp đại học, cần quan tâm đào tạo ở cấp cao đẳng và học nghề. Các trường dạy nghề thuộc các chuyên ngành thương mại, du lịch, quản trị kinh doanh, v.v... sẽ đào tạo ra đội

Đào tạo cho cán bộ quản lý nhà nước

Thương mại điện tử chỉ có thể phát triển mạnh và góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi nhà nước tạo ra được môi trường thuận lợi. Vì vậy, việc đào tạo cán bộ tại các cơ quan nhà nước liên quan là rất cấp bách và phải đi trước một bước.

Tuy nhiên, việc đào tạo phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để gắn chặt hoạt động đào tạo với thực tiễn.

Có thể tổ chức đào tạo theo các chuyên đề. Chuyên đề liên quan tới khía cạnh kinh tế của thương mại điện tử cho các bộ ngành Thương mại, Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Ngân hàng Trung ương. Chuyên đề liên quan tới an ninh, an toàn, sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử cho các bộ ngành Công an, Tư pháp,Văn hoá Thông tin, Khoa học và Công nghệ, Bưu chính và Viễn thông. Chuyên đề về các tranh chấp trong thương mại điện tử cho Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao. Các chuyên đề về bảo vệ người tiêu dùng, thống kê, cạnh tranh lành mạnh v.v... liên quan tới thương mại điện tử cũng cần được tổ chức cho các cơ quan tương ứng.

Song song với đào tạo cho các cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương cũng phải đào tạo cho các cán bộ cấp địa phương theo các chuyên đề trên.

Vận động và hỗ trợ một số doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo về thương mại điện tử:

Khuyến khích các công ty CNTT, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty trong nước có hoạt động kinh doanh gắn chặt với sự mở rộng của thương mại điện tử cung cấp dịch vụđào tạo về thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển thương mại Điện tử ở Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)