Trớc hết là vấn đề POW/MIA: Nếu nh trớc bình thờng hoá, vấn đề POW/MIA là điều kiện tiên quyết đặt ra từ phía Mỹ thì từ khi hai nớc thiết lập quan hệ ngoại giao, vấn đề này vẫn đợc họ đặc biệt quan tâm và đã có những tiến triển không thể không thừa nhận. Nhiều quan chức cấp cao và nhiều nghị sĩ đã đợc cử đến Việt Nam để tận mắt chứng kiến và tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vấn đề POW/MIA. Trong chuyến đi thăm của Ngoại tr- ởng W.Chirstopher hồi tháng 8-1995, ông đã dự lễ bàn giao 4 hài cốt lính Mỹ từ phía Việt Nam tìm thấy và làm việc với cơ quan MIA của Mỹ ở Việt Nam. Vào thời điểm một năm sau bình thờng hoá, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony
Lake dã đến Việt Nam. Trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông đã phát biểu rằng việc hợp tác hơn nữa trong việc kiểm kê MIA trong cuộc chiến tranh Việt Nam là điều kiện tiên quyết để có thêm những bớc tiến mới và trong quan hệ song phơng Mỹ luôn giành u tiên hàng đầu cho vấn đề MIA và cảm ơn nớc Việt Nam trong việc tìm kiếm ngời Mỹ mất tích. Ông chia sẻ sự cảm thông đối với các gia đình Việt Nam có ngời thân bị mất tích hoặc chết trong chiến tranh và tuyên bố Mỹ sẵn sàng làm những gì có thể đợc để giúp cho nhân dân Việt Nam trong vấn đề này. Chính vì vậy, Chính phủ Mỹ hoan nghênh các tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động nhân đạo ở Việt Nam. Tiếp theo chuyến đi thăm của A.Lake, đã có nhiều phái đoàn Mỹ do các quan chức, thợng nghị sĩ Mỹ dẫn đầu thăm Việt Nam trong đó có chuyến thăm của thợng nghị sĩ Jonh McLain thành viên cao cấp của Đảng Cộng hoà và phó trợ lý Bộ trởng Quốc phòng phụ trách vấn đề POW/MIA.
Ngoài những phái đoàn cao cấp đến thăm và làm việc, phía Mỹ đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất và đa nhiều đội đặc nhiệm Mỹ sang Việt Nam để phối hợp tìm kiếm. Những ngời này phải làm việc trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm nh sự khắc nghiệt của khí hậu, nguy cơ của bệnh viêm não, giẫm phải mìn hoặc rắn độc cắn. Sự cố gắng của hai phía đã đem lại kết quả khả quan. Theo phía Mỹ, trong số 1060 ngời Mỹ mất tích ở Việt Nam cho đến nay số lợng hài cốt và những thông tin mà phiá Mỹ nhận đợc đã làm cho phía Mỹ tơng đối thoả mãn. Nh vậy, vấn đề này cho thấy rằng quan hệ hai nớc đang đứng trớc những triển vọng đáng khích lệ, có lợi cho sự phát triển tốt đẹp quan hệ giữa hai nớc.
Thứ hai là vấn đề xử lý nợ: Đây là vấn đề phức tạp và có quy mô tơng đối lớn trong quan hệ song phơng giữa Việt Nam và Mỹ. Luật thừa kế quốc tế (quy định các quyền lợi và nghĩa vụ quốc tế của Chính phủ mới với Chính phủ cũ ở mỗi nớc) đợc tất cả các nớc trên thế giới thừa nhận và tuân thủ. Việc Chính phủ Việt Nam chấp nhận luật này để trả cho Chính phủ Mỹ những khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của Chính quyền Sài Gòn trớc đây phải đi liền với việc Chính phủ Hoa Kỳ trả Chính phủ Việt Nam toàn bộ tiền, tài sản cuả Chính quyền Sài Gòn cũ đang bị phong toả ở Hoa Kỳ. Đồng thời theo nguyên tắc đã nêu trên đối với nợ cũ, chúng ta chỉ thừa nhận các khoản vay liên quan trực tiếp đến kinh tế dân sinh. Đó là các khoản vay của cơ quan viện trợ phát triển Mỹ (DSAID) cho 4 dự án đã đầu t ở miền Nam Việt nam là:
-Hệ thống cấp nớc Sài Gòn (ký năm 1960)
-Thiết bị cho nhà máy điện Sài Gòn (ký năm 1961) -Hệ thống thiết bị đờng sắt (ký năm 1960)
-Chơng trình trợ giúp kỹ thuật (ký năm 1973)
Ngoài ra, còn có hai khoản vay của Bộ Nông nghiệp Mỹ để nhập khẩu lúa mỳ và nông sản.
Sau nhiều tháng thoả thuận, tháng4-1997, Bộ trởng Tài chính Mỹ Rubin đã đến Việt Nam để ký Hiệp định thanh toán nợ do lịch sử để lại. Theo đó, kết quả xử lý nh sau:
-Về tiền và tài sản, hai bên chấm dứt việc phong toả, do đó về tiền sau khi bù trừ, phía Mỹ đã trả Việt Nam ngay 158 triệu USD. (11)
-Về tài sản dới dạng nhà đất cũng đã xử lý xong việc đổi, mua và trao trả.
-Về các khoản nợ, hai bên nhất trí xử lý và cơ cấu lại nợ theo đó Việt nam phải trả số nợ gốc và lãi quá hạn phát sinh là 153 triệu USD (12) trong thời hạn 25 năm, trong đó 16 năm đầu chỉ phải trả lãi xuất u đãi khoảng 3%.
Đến nay ta đã nhận đủ khoản tiền 158 triệu USD. Về cơ bản, việc xử lý tồn tại cũ về quan hệ nợ tiền, về kinh tế, dân sinh và tài sản giữa Việt Nam và Mỹ đã hoàn tất góp phần xoá bỏ những trở ngại cuối cùng để hai nớc bình thờng hoá quan hệ kinh tế, tài chính, thơng mại và đầu t. Đồng thời, trong quá trình đàm phán và ký kết, phía Bộ tài chính Việt Nam cũng nhắc nhở phía Bộ tài chính Mỹ về trách nhiệm giúp Việt Nam tái thiết và tái phát triển sau chiến tranh. Sự giải quyết ổn thoả vấn đề này cũng là một dấu hiệu cho thấy cuộc đối thoại Mỹ -Việt đã vợt ra khỏi khuôn khổ của vấn đề duy nhất trớc đó - vấn đề POW/MIA- để tiến lên những lĩnh vực bao quát hơn.
Thứ ba là vấn đề đấu tranh đòi quy chế Tối huệ quốc: Ngày 10-3-1998, th ký báo chí Nhà Trắng (Phủ Tổng thống Mỹ) đã đa ra thông cáo cho biết Tổng thống Bill Clinton đã ký quyết định bãi miễn việc áp dụng Điều sửa đổi Jackson - Vanik đối với Việt Nam. Quyết định này của Tổng thống Mỹ đã gỡ bỏ một trong những hàng rào thể chế quan trọng để thúc đâỷ quan hệ Mỹ-Việt mở ra một chặng đờng mới để hai bên đàm phán đi đến Hiệp định thơng mại và sau đó là
(11) Nguồn: Lu văn Lợi, Sđd, Tập II, tr 290
quyết định về chế độ Tối huệ quốc áp dụng vào quan hệ Mỹ và Việt Nam. Còn nhớ Điều sửa đổi Jackson -Vanik đợc ra đời năm 1974 nằm trong điều IV của Đạo luật thơng mại đã đợc Quốc hội Mỹ thông qua. Đạo luật này vốn là con đẻ của “ chiến tranh lạnh” đã từng áp đặt lên quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cũng nh giữa Mỹ và các nớc XHCN khác. Nội dung của đạo luật này cho phép Mỹ không trao quy chế Tối huệ quốc (MFN) cho các nớc không có kinh tế thị trờng và ngăn cản di trú tự do hoặc áp đặt các điều kiện di trú tự do của các công dân của họ. Do vậy, việc bãi bỏ điều luật Jackson -Vanik đợc coi là một sự kiện đáng khích lệ, một “bớc tiến mới” trong quan hệ Mỹ và Việt Nam. Một khi đạo luật về việc không trao quy chế Tối huệ quốc đã đợc dỡ bỏ đối với Việt Nam thì việc cấp quy chế Tối huệ quốc cho Việt Nam chỉ là trong nay mai. Đây là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đấu tranh bền bỉ trong lĩnh vực ngoại giao để đem lại lợi ích cho Việt Nam.