KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa (Trang 108 - 113)

- Thức ăn Hóa chất, chế

1 SOUTH VINA 3,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:

1. KẾT LUẬN

Sản phẩm Cá Tra, Basa là đối tượng nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh ở ven sông Tiền và sông Hậu. Tuy nhiên, trong thời gian qua do phát triển quá nóng, thiếu quy hoạch; nhiều bất cập trong công tác quản lý các yếu tố đầu vào và thu mua, chế biến tiêu thụ; tổ chức sản xuất còn yếu kém, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn nhiều bất cập; công tác xúc tiến thương mại còn chưa có hiệu quả cao; vai trò của các tổ chức hiệp hội trong chuỗi sản xuất còn chưa được thể hiện rõ ràng nên trong những năm gần đây việc sản xuất và tiêu thụ Cá Tra, Basa còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người nuôi bị lỗ, phá sản dẫn đến hiện tượng treo ao phổ biến.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt:

(1) Theo lý thuyết về chuỗi cung ứng so với thực trạng chuỗi cung ứng tại Nam Việt thì ta có thể thấy rằng có nhiều bất cập chính trong mắt xích của chuỗi mà Nam Việt cần cải thiện, cụ thể như sau: chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nuôi; giữa doanh nghiệp với nhà nhập khẩu; giữa nhà nhập khẩu với người tiêu dùng; giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa đồng thuận, cạnh tranh hạ giá thành. Tất cả những vấn đề này đã được tác giả đề xuất 1 số giải pháp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng trong Chương 3 để giúp cho Công ty Cổ phần Nam Việt có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh gắn liền với chuỗi cung ứng “từ con giống đến bàn ăn”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu và khảo sát thực tế tác giả nhận thấy có một số hạn chế như chưa thu thập dữ liệu về giá bán buôn của nhà nhập khẩu, nhà phân phối đến tay người tiêu dùng nhằm chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng …

(2) Nam Việt đã xác định thị trường mục tiêu là EU thì Nam Việt phải chuẩn bị hành trang cho mình để hướng tới là sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị gia tăng. Việc chọn lựa khách hàng và xây dựng cho mình 1 mạng lưới khách hàng đầu ra là khâu then chốt cuối cùng hướng đến đích của chuỗi cung ứng.

(3) Vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Nam Việt muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải tuân thủ nghiêm túc thực sự các tiêu chuẩn VSATTP. Khi các tiêu chuẩn như Global GAP, BRC đã được xây dựng và tích hợp lại chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo VSATTP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm 1 cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc Công ty có nhiều giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng không có nghĩa là Công ty đó chất lượng luôn ổn định và luôn đảm bảo VSATTP mà điều quan trọng tiên quyết đầu tiên trước khi áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng là đòi hỏi phải có cam kết của lãnh đạo, người đứng đầu trong Công ty tuân thủ nghiêm ngặt VSATTP và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới của mình thực hiện đúng tiêu chuẩn.

Tóm lại, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của từng doanh nghiệp; tùy thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của người đứng đầu trong Công ty mà chúng ta có thể chọn và xây dựng cho đơn vị mình một mô hình chuỗi cung ứng tương thích.

2. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ Cá Tra đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Qua đó giúp nghề nuôi, chế biến và tiêu thụ Cá Tra trên toàn vùng phát triển ổn định, bền vững xóa dần tính mất cân đối trong cung - cầu trong thời gian tới; tạo mối liên kết 4 nhà nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ Cá Tra theo hướng bền vững trên cơ sở một nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp tốt nhất để giải quyết các khó khăn, thách thức trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản hiện nay là:

Xây dựng và ban hành các chính sách vĩ mô làm nền tảng cho triển khai chuỗi

liên kết dọc;

Xây dựng thí điểm mô hình chuỗi liên kết dọc trong sản xuất, chế biến và tiêu

thụ Cá Tra, Cá Basa, trên cơ sở đó tổng kết nhân rộng.

TT Tên chính sách Nội dung cơ bản

1 Xây dựng và kiểm soát giá sàn thủy

sản ở một số thị trường chính (có yêu cầu chất lượng và qui trình khác nhau) như:

 EU và các nước Tây Âu

 Nga và các nước Đông Âu

 Mỹ và các nước Bắc Mỹ

 Nhật bản, Hàn quốc

Cơ quan nhà nước và doanh nghiệp chế biến thủy sản tính toán giá thành sản xuất và thống nhất giá sàn xuất khẩu.

Hải quan và Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) kiểm soát giá xuất khẩu.

Nếu phát hiện vi phạm:

 Lần 1: Phạt tiền, cảnh cáo nội bộ.

 Lần 2: Phạt tiền, cảnh cáo nội bộ, cắt mã số xuất khẩu vào thị trường vi phạm.

2 Phân bổ và kiểm tra điều chỉnh diện tích thả nuôi Cá Tra, Cá Basa tương ứng với nhu cầu nguyên liệu theo từng tháng trong năm.

Tổng hợp qui luật thị trường 5 năm qua, dự báo nhu cầu trong các năm tới. Phân bổ diện tích thả giống nuôi theo từng tháng cho tất cả các tỉnh.

Tuyên truyền lợi ích để người nuôi tự giác thực hiện.

Điều chỉnh kịp thời nếu tháng trước thả nuôi cao hoặc thấp hơn so với kế hoạch.

3 Xây dựng và thực hiện cơ chế bình ổn giá mua nguyên liệu thủy sản (trọng tâm là cá Tra, cá Basa, tôm) cho người nuôi.

Định kỳ tính giá thành nuôi và thống nhất giá sàn thu mua nguyên liệu thủy sản trong từng thời kỳ.

Cho vay vốn, lãi suất ưu đãi đối với những đơn vị xây kho đông lạnh để bảo quản nguyên liệu vào thời điểm dư thừa.

Cho doanh nghiệp vay vốn để mua nguyên liệu không thấp hơn giá sàn vào thời điểm thừa nguyên liệu.

TT Tên chính sách Nội dung cơ bản

4 Quy định và kiểm soát giá trần thức ăn cho thủy sản:

 Thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản xuất nguyên liệu thủy sản.

 Giá thức ăn cho thủy sản tăng sớm hơn và cao hơn mỗi khi có biến động về giá nguyên liệu sản xuất thức ăn, điện, nước, tỷ giá ngoại tệ.

Ngân hàng ưu tiên cho vay vốn để doanh nghiệp chế biến thức ăn mua nguyên liệu (ngô, sắn, cám) trong nước ở thời điểm mùa thu hoạch rộ để dự trữ.

Áp dụng linh hoạt thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn.

Nhà nước cùng doanh nghiệp thức ăn tính toán giá thành và thống nhất giá trần thức ăn cho thủy sản, kiểm soát và xử lý đơn vị vi phạm.

5 Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm

soát Nhà nước đối với chất lượng thức ăn, thuốc thú y, cá bố mẹ, cá giống và an toàn thực phẩm trong nguyên liệu thủy sản.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiệu quả, giảm phiền hà.

Tăng cường năng lực (thiết bị, kiến thức, kỹ năng) cho cơ quan kiểm soát nhà nước.

Kiểm tra, xử lý những cá nhân, đơn vị gây phiền hà, sách nhiễu hoặc vô trách nhiệm.

6 Xây dựng quy chuẩn và quy chế đánh

giá công nhận chuỗi liên kết dọc. Quy chuẩn quy định các tiêu chí, thông số kỹ thuật đánh giá chuỗi liên kết dọc. Quy chế quy định trình tự thủ tục đánh giá, công nhận chuỗi liên kết dọc và những quyền lợi sau khi chuỗi liên kết dọc được công nhận.

(Nguồn: một số gợi ý được trích dẫn từ các cuộc họp tại Sở NN&PTNT An Giang)

(2) Xây dựng thí điểm mô hình chuỗi liên kết dọc trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Cá Tra, Cá Basa

TT Những lợi ích Diễn giải

1 Cân đối sản lượng và chất lượng của các thành viên trong chuỗi, giảm thiểu tình trạng khủng hoảng thừa hoặc thiếu.

Khi đã là thành viên, quá trình sản xuất của từng công đoạn sẽ được xác định rõ nhằm đảm bảo cân đối với nhu cầu của công đoạn trước và sau.

TT Những lợi ích Diễn giải

2 Xóa bỏ cạnh tranh không lành mạnh.

Do cân đối đầu vào, đầu ra và có ràng buộc pháp lý nên hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh sẽ được triệt tiêu.

3 Nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Nhờ liên kết, hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm toàn bộ quá trình sản xuất sẽ được thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

4 Dễ dàng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Các thành viên trong chuỗi cân đối sản xuất với nhau nên việc thực hiện truy xuất nguồn gốc trở nên rất dễ dàng và thuận lợi.

5 Đủ điều kiện hoàn thuế VAT

Khi cơ sở giống và nuôi tham gia chuỗi do danh nghiệp chế biến chủ trì, việc hoàn thuế VAT hoàn toàn có khả năng thực hiện.

6

Hài hòa lợi ích và trách nhiệm theo nguyên tắc:

 Cùng hưởng lợi

 Cùng chia sẻ rủi ro

Thông qua điều lệ có tính pháp lý, các thành viên trong chuỗi dễ dàng thống nhất và thực hiện đúng những điều đã cam kết và tránh được rủi ro.

7 Nâng cao uy tín với khách hàng và ngân hàng.

Chuỗi liên kết là sự đảm bảo chắc chắn về sản lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, do đó thị trường tin tưởng, ngân hàng yên tâm cho vay vốn .

(Nguồn: một số gợi ý được trích dẫn từ các cuộc họp tại Sở NN&PTNT An Giang)

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam.

Kiến nghị chính quyền các địa phương cân nhắc khi cấp phép việc xây mới hoặc mở rộng các Nhà máy chế biến Cá Tra, Cá Basa.

Bảng 20: Tổng hợp giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng cho mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt

Nhu cầu

thị trường - Nhu cầu tiêu thụ gia tăng - Giá bán cạnh tranh Cải thiện chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w