Giải pháp hội nhập dọc ngược chiều để giải quyết nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa (Trang 93 - 95)

- Thức ăn Hóa chất, chế

1 SOUTH VINA 3,

3.1. Giải pháp hội nhập dọc ngược chiều để giải quyết nguồn nguyên liệu đầu vào

Hiện trạng mất cân đối cung - cầu giữa người nuôi (sinh sản nhân tạo, ương giống, con giống, nuôi cá thương phẩm, thức ăn, thuốc thú y…) và nhà chế biến (thị trường xuất khẩu, phân phối …). Các công đoạn trong chuỗi này có quan hệ mật thiết với nhau: Sản phẩm của công đoạn trước là nguyên liệu đầu vào của công đoạn sau; Số lượng và chất lượng của công đoạn trước ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công đoạn sau và ở tất cả các công đoạn thường xuyên xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa hoặc thiếu. Nguyên nhân: Chưa có qui hoạch hoặc có qui hoạch nhưng chưa thực hiện tốt; Nhà nước chưa qui định và kiểm soát diện tích thả, nuôi trong từng thời gian tương ứng với công suất chế biến và nhu cầu thị trường; Chưa có sự liên kết giữa các công đoạn với nhau.

Khi nguyên liệu khan hiếm thì một số cơ sở nuôi không thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp, bán Cá Tra, Cá Basa nguyên liệu ra ngoài kiếm lời cao hơn. Khi nguyên liệu dư thừa thì một số doanh nghiệp cùng thống nhất bắt cá tự nuôi để chế biến làm cho giá nguyên liệu lún sâu hơn, sau đó mua cá giá rẻ để cấp đông, bảo quản chờ giá lên cao và đưa thông tin sai lệch hoặc thổi phồng để trục lợi. Nguyên nhân: Nhà nước chưa qui định giá sàn mua nguyên liệu và áp dụng cơ chế bình ổn giá nguyên liệu thủy sản (như đã áp dụng cho cà phê, gạo); Nhà nước chưa qui định và kiểm soát giá trần thức ăn cho thủy sản; Chưa có sự liên kết giữa các công đoạn với nhau.

Chất lượng thức ăn, con giống, thuốc thú y cho Thủy sản chưa đảm bảo. Tình trạng dịch bệnh trong nuôi trồng, ô nhiễm môi trường do chất thải chế biến và nuôi trồng ngày càng gia tăng: Chất lượng cá bố mẹ giảm, không kiểm soát được tình trạng lai cận huyết

nên chất lượng con giống thấp, giống khi xuất bán chưa được kiểm dịch; Tác dụng của thuốc thú y ít hơn công dụng ghi trên nhãn, một số loại thuốc bày bán nhưng không có giấy phép lưu hành; Bùn thải, nước thải từ ao nuôi chưa được xử lý. Nguyên nhân: Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước nhiều lần bị xáo trộn; Một số đơn vị chưa thành lập hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ và văn bản qui phạm pháp luật cho lĩnh vực này chưa đầy đủ và còn bị chồng chéo.

Một số cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng chưa thành lập doanh nghiệp nên không hoàn được thuế VAT, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở giống và nuôi cá thịt phải mua thức ăn, thuốc thú y, đơn vị bán xuất hóa đơn VAT nhưng việc hoàn thuế VAT không thể thực hiện được do những cơ sở này chưa thành lập doanh nghiệp. Nếu cơ sở sản xuất giống và nuôi bị thua lỗ vụ trước, đã vay hết vốn thế chấp tài sản thì không thể vay vốn để tiếp tục nuôi vụ sau. Do đó, nếu xây dựng chuỗi liên kết dọc thì những khó khăn này hoàn toàn có thể được giải quyết.

Việc đảm bảo VSATTP chất lượng cá thương phẩm và mã hóa truy xuất nguồn gốc có nhiều khó khăn: những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm như độc tố nấm trong thức ăn, hoocmon kích thích sinh sản, kích thích tăng trưởng trong sản xuất giống, các loại hóa chất, kháng sinh có hại sử dụng trong nuôi trồng đều là nguyên nhân làm cho sản phẩm cuối cùng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc nhà máy mua nguyên liệu trôi nổi, các chủ đầm nuôi mua thức ăn và con giống tự do dẫn tới không thể thực hiện truy xuất nguồn gốc. Nếu xây dựng chuỗi liên kết dọc thì những khó khăn này hoàn toàn có thể được giải quyết.

Qua tìm hiểu thực trạng của chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt, ta thấy Công ty đã đầu tư vùng nuôi đạt chuẩn Global GAP có thể đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu đầu vào và 80% còn lại được thu mua từ các hộ nuôi bên ngoài. Tuy nhiên, việc mua bán giữa người nuôi với công ty được thỏa thuận theo từng thời điểm nên chưa có sự liên kết và ràng buộc mang tính pháp lý và là nguyên nhân mất cân đối trong việc triển khai đơn hàng nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Do đó, giải pháp có thể giúp mối liên kết giữa 2 nhà phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào ổn định bằng cách:

Mở rộng thêm sở hữu diện tích vùng nuôi đạt tiêu chuẩn Global GAP: nhằm đáp ứng sản lượng cho nhà máy từ 20% lên tối thiểu 60%. Việc làm này không chỉ giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu bảo đảm để cung ứng cho các thị trường khó tính mà còn tạo thế chủ động khi khủng hoảng thiếu nguyên liệu xảy ra.

Hợp đồng nuôi gia công: thế nào là nuôi gia công ? Doanh nghiệp được xem là mắc xích trung tâm của chuỗi cung ứng và đóng vai trò vệ tinh cung cấp: con giống, thức ăn (khoán theo định mức) và kỹ thuật (nếu cần thiết); còn người nuôi đầu tư: ao, cơ sở hạ tầng và nhân công. Tuy nhiên, cơ sở cung cấp con giống, nhà cung cấp thức ăn phải có cam kết với doanh nghiệp đảm bảo chất lượng con giống và thức ăn đủ độ đạm như đã công bố trên bao bì. Qua đó, cũng đã ràng buộc được trách nhiệm nhà cung cấp thức ăn và cơ sở cung cấp con giống liên kết ổn định lâu dài. Trong hợp đồng, cần thiết phải có những ràng buộc rõ ràng như:

+ Doanh nghiệp định kỳ theo dõi và kiểm tra, một mặt là để bảo đảm nguồn vốn của mình được dùng hiệu quả, mặt khác vừa có thể điều chỉnh kịp thời khi có sai sót hay vi phạm. Để thực hiện công tác này, doanh nghiệp cần xây dựng được đội ngũ giám sát tốt.

+ Đến kỳ thu hoạch thì sản lượng sẽ được đưa về nhà máy. Nếu sản lượng thừa so với hợp đồng thì phần thừa đó người dân sẽ được hưởng. Nếu thiếu thì cần rà soát lại nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về người nào thì người ấy chịu.

+ Làm tới đâu ứng tới đó và mức ứng không quá 60 % (giống như công trình xây dựng). Sau khi thu sản lượng về sẽ thanh toán hết.

Như vậy: Với hình thức hợp đồng gia công bao tiêu sản phẩm theo dạng này không chỉ doanh nghiệp được lợi mà đặc biệt là trong mọi tình huống biến động thị trường thì người nông dân luôn được bảo vệ quyền lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w