2) Đầu tư xây dựng vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP
3.2.2 Giải pháp 2: Tích hợp dọc các bộ phận trong chuỗi cung ứng nội bộ của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F
Việc liên kết với các nhà cung cấp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, như:
- Giảm chi phí đầu tư ao nuôi.
- Giảm chi phí quản lý và nhân công ở vùng nuôi.
- Kiểm soát được chất lượng nguyên liệu từ khâu con giống đến khi thu hoạch
- Ổn định sản lượng nguyên liệu thu mua. Từ đó việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được cân nhắc và mang lại hiệu quả chính xác hơn.
Như vậy, việc liên kết với nhà cung cấp sẽ giúp công ty kiểm soát được chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào với mức chi phí thấp. Hạn chế mức tối đa rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng. Đảm bảo uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng trên toàn thế giới, mở rộng thị trường tiêu thụ. Điều này sẽ giúp công ty có được vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu tôm một cách vững chắc.
Đối với khách hàng (Nhà nhập khẩu)
Từ mô hình tích hợp dọc chuỗi cung ứng với nhà cung cấp, đảm bảo sản phẩm sản tôm được sản xuất từ NTSF được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như số lượng, rõ ràng trong vấn đề truy xuất nguồn gốc. Do đó, Nhà nhập khẩu có thể yên tâm khi lựa chọn NTSF là đối tác làm ăn lâu dài.
Đối với người tiêu dùng
Với hệ thống thông tin minh bạch trong suốt chuỗi cung ứng, sản phẩm cung cấp cho khách hàng được kiểm soát chất lượng ngay từ khâu con giống đến khi thu hoạch, chế biến, bao gói, bảo quản, cấp đông và tiêu thụ. Có thể nói những sản phẩm của công ty “sạch từ trang trại tới bàn ăn”. Điều này mang đến cho người tiêu dùng niềm tin về những sản phẩm thực phẩm tiêu dùng chất lượng cao, đảm bảo VSATTP một cách khoa học, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
3.2.2 Giải pháp 2: Tích hợp dọc các bộ phận trong chuỗi cung ứng nội bộ của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17 ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17
• Sự cần thiết của giải pháp
Hiện tại, các bộ phận của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra. Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh đều được ban lãnh đạo dựa trên sự tổng hợp các báo cáo của từng bộ phận. Đây là cách làm truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều vấn đề như: sự mâu thuẫn giữa các bộ phận với nhau, bộ phận nào cũng muốn thực hiện công việc của mình nhanh, hiệu quả, đạt mục tiêu theo kiểu “mạnh ai lấy làm”. Do đó, sẽ không có sự hợp tác thống nhất cao trong công việc, gây khó khăn cho nhau, và kết quả cuối cùng là giảm hiệu qủa cho toàn hệ thống. Chẳng hạn (xem sơ đồ 3.2), hiện nay, phòng KD – XNK quản lý đơn hàng, quản lý nhà cung ứng do phòng thu mua quản lý và thực hiện đơn hàng là phòng kế toán. Mục tiêu của phòng KD – XNK là có được nhiều đơn hàng, giao hàng sớm nhất cho đối tác mà bỏ qua nhiều yếu tố về chi phí, phòng kế toán muốn tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất nên luôn điều hành sản xuất ở góc độ tiết kiệm, bộ phận thu mua muốn đáp ứng đơn hàng, nhưng lại khó khăn trong việc mua bán, vì thị trường nguyên liệu luôn biến động. Do đó, các bộ phận thường xuyên gặp trục trặc trong công việc, liên tục họp hành để tìm hướng giải quyết, gây lãnh phí thời gian, gây mất đoàn kết nội bộ do ai cũng muốn bảo vệ mục tiêu của mình.
Vì vậy, vấn đề này chính là nhược điểm của phương pháp quản lý hiện tại của công ty NTSF. Nhược điểm này chỉ có thể khắc phục được khi có sự quản lý chặt chẽ xuyên suốt chuỗi cung ứng nội bộ với sự tích hợp giữa các bộ phận với nhau. Như vậy việc “Tích hợp dọc các bộ phận trong chuỗi cung ứng nội bộ” là việc làm thiết thực, giúp Ban lãnh đạo khắc phục được sự mẫu thuẫn của phương pháp quản lý truyền thống, mang lại hiệu quả cao trong việc điều hành, quản lý tất cả các hoạt động từ trong ra ngoài của công ty.
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Phòng KD - XNK
Phòng Tài vụ -
Kế Toán Trung tâm KT - KCS Thu MuaPhòng
Quản lý đơn
hàng Thực hiện đơn hàng
Quản lý nhà cung
Sơ đồ 3.2:Mô hình tổ chức sản xuất của công ty NTSF
• Nội dung giải pháp
Mục tiêu của việc quản lý chuỗi cung ứng nội bộ là loại bỏ tất cả những việc gây lãnh phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất.
- Để thực hiện được giải pháp này, việc tái tổ chức cơ cấu là vấn đề cần thiết, cụ thể:
Sơ đồ 3.3: Mô hình tái tổ chức sản xuất của công ty NTSF
Mô hình này cho thấy cách tổ chức gọn nhẹ hơn, tập trung các công việc có liên quan về một mối, thống nhất được các hoạt động, giúp chuỗi cung ứng nội bộ có đủ khả năng và phạm vi hoạt động, thực hiện được nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực: quản lý nhà cung ứng, quản lý hoạt động sản xuất nội bộ và quản lý khách hàng. Hơn nữa, mô hình này sẽ giúp chuỗi tìm hiểu tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt tình hình thực tế nhanh nhạy để có thể điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong nội bộ, tránh những lỗ hổng trong trao đổi thông tin, thuận lợi hơn trong việc triển khai các chiến lược hoạt động của công ty và của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, giảm thiểu những cuộc họp gây lãnh phí thời gian của các trưởng bộ phận, tăng tình đoàn kết.
- Cử cán bộ trưởng, phó các phòng ban đi học nâng cao thêm về kiến thức quản lý chuỗi cung ứng do các cơ quan quản lý chức năng và các trường đại học như: VCCI Hà
Mua hàng Sản xuất
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Phòng KD -
XNK Phòng Tài vụ - Kế Toán Trung tâm KT - KCS Phòng Phụ trách SCM
Quản lý đơn hàng Thực hiện đơn hàng Quản lý nhà cung ứng Mua hàng Sản xuất
Nội/TP HCM, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Kinh Tế TP HCM, Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng. Sau đó, về phổ biến lại cho toàn thể cán bộ công nhân viên của mỗi bộ phận để họ có thêm kiến thức và nâng câo chất lượng công việc. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được việc nâng câo kiến thức cho cán bộ công nhân viên.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu giữa các bộ phận với nhau vào các ngày nghỉ, ngày lễ. Ngoài mục đích về vui chơi giải trí sau những ngày làm việc căng thằng, còn giúp các bộ phận có sự trao đổi, tăng cường tình đoàn kết, tạo mối quan hệ thân thiết giúp nhau trong công việc chung.
Tóm lại: Với việc tích hợp dọc các bộ phận bên trong của chuỗi cung ứng nội bộ sẽ giúp Ban lãnh đạo công ty có được những quyết định chính xác, giúp các bộ phận làm việc có sự liên kết mật thiết với nhau, đặc biệt là nâng cao được tầm nhìn, sự bao quát công việc cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Tạo sự đồng nhất và nâng cao ý thức làm việc từ đó mang lại hiệu quả cao cho toàn chuỗi cung ứng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ.
3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cấp, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods F17