Người nuôi tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 (Trang 40 - 46)

Như đã trình bày ở chương 1, người nuôi tôm hay còn gọi là hộ nông dân đào các ao, đìa nuôi tôm, một năm nuôi được 2 vụ chính. Mô hình nuôi được các hộ áp dụng là nuôi thâm canh theo quy trình, kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân gian của nghề nuôi tôm. Tôm sau thu hoạch sẽ được bán cho trực tiếp cho công ty chế biến và các đại lý thu mua, hoặc tùy theo mỗi hộ nuôi.

N G Ư Ờ I N U Ô I T Ô M Con giống Nhà cung cấp thức ăn, thuốc Người nuôi tôm Nhà trung gian (Đại lý) Nhà máy chế biến Thị trường bán lẻ Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Công ty F17 Công ty trung gian Nhà nhập khẩu Siêu thị (Việt Nam) N G Ư Ờ I T IÊ U D Ù N G B Á N L Ẻ NUÔI

TRỒNG THU MUA BIẾNCHẾ PHÂN PHỐI

70%

30%

85-90% 10-15%

0.001%%

Sơ đồ 2 .3 : Nông dân và các mối quan hệ trực tiếp

 Để hiểu rõ hơn về công tác nuôi trồng của các hộ nuôi tôm, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua bảng câu hỏi (xem phụ lục 3) 10 hộ nuôi cung cấp tôm thương phẩm cho công ty từ năm 2009 - 2010. Kết quả điều tra cho thấy:

(1) Quy trình nuôi tôm.

Hầu như các hộ nuôi tôm rất quan tâm đến vấn đề về chất lượng vùng nuôi. Phần lớn các hộ nuôi đều thực hiện nuôi tôm theo đúng kỹ thuật nuôi do các trung tâm khuyến nông khuyến ngư và hiệp hội các doanh nghiệp cung cấp và phổ biến, như:

Làm sạch ao nuôi: bằng các hóa chất xử lý cho phép của ngành như: vôi, chlorine, chất diệt tạp. Ao nuôi được phơi khoảng một tháng trước khi thả con giống. Ở một số vùng nuôi, hộ nuôi còn dùng bạt lót dưới đáy ao nhằm ngăn chặn những vi khuẩn, sinh vật lạ vào ao nuôi, đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con tôm.

Xử lý nước: nguồn nước đưa vào ao nuôi luôn được lấy từ ao đã qua xử lý hay còn gọi là ao lắng. Sau đó theo dõi sự biến động của môi trường ao nuôi như: mầu nước, thời tiết… nhằm biết được đặc tính của môi trường sống của tôm, theo dõi tình hình phát triển của con giống và phát hiện ra bệnh dịch để xử lý kịp thời.

Thả tôm giống: tôm giống (2,5 – 3cm) được các hộ nuôi tôm mua từ các công ty chuyên cung cấp giống như Công ty cổ phần Thái Lan, công ty CP Việt Nam, Công ty Việt – Úc (khoảng 20%) và phần lớn được mua từ các trại giống tư nhân (khoảng 80%). Mật độ bình quân được các hộ nuôi ở các tỉnh miền Trung áp dụng là 100-120 con/m2 thả trong các ao có diện tích từ 3.000 - 10.000m2. Thông thường 1 hộ nuôi tôm thường nuôi từ 3 - 10 ao, trong đó có ao lắng để đưa nước vào các ao nuôi khi cần và rút nước khi trời mưa gió.

Chăm sóc tôm: theo các hộ nuôi tôm: để nuôi được một 1kg tôm thương phẩm thì phải cung cấp 1,1kg thức ăn. Thuốc và hóa chất xử lý được hộ nuôi mua từ các cơ sở uy tín như: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ K&H, Công ty liên doanh Bio – Pharmachemie, Công ty TNHH thú y Nam Long, Công ty TNHH Long Sinh… đem vào sử dụng trong vụ nuôi. Tuy nhiên, việc ghi chép nhật ký nuôi tôm được các hộ nuôi thực hiện rất sơ sài, gây khó khăn cho công tác TXNG của sản phẩm.

(2) Vụ nuôi

Thông thường, một năm có 2 mùa nuôi tôm chính thức: từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3 và từ tháng 4,5 đến tháng 7,8. Đây là những lúc thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc nuôi tôm. Thời gian nuôi trung bình từ 2,5 - 3 tháng/vụ nuôi, tôm đạt khoảng

100c/kg. Bên cạnh đó còn có vụ nuôi phụ vào cuối vụ nuôi thứ 2 và kết thúc vào đầu vụ nuôi thứ 1 của năm sau. Vụ mùa này chỉ phù hợp cho một số ít các ao nuôi có vị trí ở các vùng cao ráo, thu hoạch trong mùa trái vụ này thì sẽ mang lại lợi nhuận lớn do phần chênh lệch về giá bán cao. Tuy nhiên, phần lớn mùa vụ này không thành công nhiều, do thời tiết thường không ổn định, hay thay đổi. Vì vậy, hộ nuôi thường thất bại nhiều hơn thành công. Hậu quả của việc thất bại này còn kéo theo nhiều hệ lụy khác về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường cho mùa vụ chính thức.

(3) Tình hình tiêu thụ và hợp đồng mua bán

Tình hình tiêu thụ

Sau khi con tôm đạt đến kích cỡ mà thị trường chấp nhận, tôm sẽ được bán cho công ty chế biến và các đại lý thu mua. Qua điều tra thực tế, kết hợp với số liệu thu mua ở công ty NTSF, cũng như thông tin trên các tạp chí thủy sản cho thấy, hiện nay phần lớn các hộ nuôi tôm chọn hình thức bán qua đại lý trung gian chiếm khoảng 70% và bán trực tiếp cho công ty khoảng 30%.

Đối với hình thức bán cho đại lý

- Thuận lợi: thanh toán ngay khi tôm được bắt lên khỏi ao; không phải chuẩn bị khâu đánh bắt, vận chuyển, bảo quản…

- Khó khăn: giá bán thấp hơn so với thị trường; mất đi khoản lợi ích từ việc tăng trọng lượng tôm sau khi bảo quản.

Đối với hình thức bán trực tiếp cho công ty chế biến

- Thuận lợi: giá bán tôm theo giá thị trường; thu thêm lợi ích từ việc tăng trọng lượng tôm trong quá trình bảo quản. Đây là phần lợi ích lớn mà các đại lý mong đợi.

- Khó khăn: phương thức thanh toán chậm (sau khi bắt tôm từ 5-7 ngày); không đáp ứng được phương thức thu mua của DN chế biến về những điều kiện sau:

 Đội ngũ nhân lực và phương tiện đánh bắt

 Phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo quản để phục vụ công tác mua bán tôm với đối tác.

 Kỹ thuật bảo quản tôm và mối quan hệ với các cơ sở cung cấp đá.

Tóm lại, nguyên nhân các hộ nuôi chủ yếu bán cho các đại lý trung gian là do hộ nuôi cần lấy tiền ngay để thanh toán cho những chủ nợ cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi tôm. Hơn nữa, việc bán trực tiếp cho công ty chế biến không phải hộ nuôi nào cũng có được những điều kiện như đã nêu ở trên. Do đó, hình thức bán qua đại lý trung gian là phổ biến trong nghề tôm Việt Nam hiện nay.

Hợp đồng mua bán

Hiện nay, việc ký hết hợp đồng mua bán giữa công ty và người nuôi chỉ là hợp đồng mua bán trao ngay, nhấn mạnh về giá bán, phương thức thanh toán, thời gian giao

hàng, số lượng mua bán… mà không phải là hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong thực tế tại công ty NTSF, hợp đồng này được lập ngay khi mua hàng, thậm chí sau khi mua hàng. Với công ty chế biến thì hợp đồng này có tính chất bắt buộc trong hoạt động mua bán kinh doanh theo quy định của nhà nước. Còn đối với nhà cung cấp thì hợp đồng này đảm bảo tính thanh khoản.

(4) Các yếu tố quyết định giá bán tôm thương phẩm

Giá bán tôm thương phẩm sẽ được thỏa thuận giữa người nuôi tôm và đại lý hay công ty chế biến. Tuy nhiên, trước khi bán tôm người nuôi thường thu thập thông tin giá cả từ những hộ nuôi trong vùng, hoặc phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, tivi, radio hoặc bản tin thị trường của hiệp hội VASEP. Do phần lớn lượng tôm nuôi đều được tiêu thụ qua thị trường xuất khẩu nên giá bán được quyết định bởi các yếu tố trên thị trường như:

- Giá xuất khẩu trên thị trường thế giới: phần lớn giá tôm thương phẩm được quyết định bởi giá xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến. Sau khi xem xét giá xuất khẩu mà thị nước nhập khẩu chấp nhận, DN sẽ lập một bảng kê các chi phí và mức lãi nhất định từ đó đưa ra được một mức giá nguyên liệu cần mua. Trong một số trường hợp, người nuôi cần tiền và cần bán gấp tôm thì họ sẽ phải bán với giá thấp, đôi khi hòa vốn hoặc lỗ.

- Mùa vụ: đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định giá tôm nguyên liệu cao hay thấp. Thông thường, nếu tôm thu hoạch vào chính vụ thì giá không cao so với trái vụ. Nguyên nhân vào chính vụ sản lượng tôm nguyên liệu cung cấp lúc nào cũng nhiều, do đó, thường rơi vào trường hợp cung vượt cầu nên người dân hay bị doanh nghiệp ép giá. Ngược lại, vào thời điểm trái vụ hay vụ thu hoạch chính bị thiên tai, dịch bệnh, sản lượng tôm cung cấp ít, các doanh nghiệp thiếu tôm sản xuất, dẫn đến cạnh tranh gay gắt bằng hình thức nâng mức giá thu mua. Lúc này người dân được hưởng lợi từ việc thu hoạch được giá cao, tuy nhiên con số này không nhiều.

(5) Các yếu tố rủi ro của nghề nuôi tôm

Nghề nuôi tôm là một nghề phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường. Do đó, mỗi khi thời tiết thay đổi hay có sự tác động từ môi trường sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người nuôi, chẳng hạn:

- Nếu vụ thu hoạch tôm được mùa, giá bán sẽ thấp do cung vượt cầu và ngược lại nếu mất mùa, giá bán cao. Để hạn chế được rủi ro này thì việc ký kết hợp đồng mua bán trong giao dịch là điều cần thiết.

Đặc tính sinh trưởng và phát triển của con tôm lại phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, chỉ cần thời tiết thay đổi là thể bị bệnh. Hơn nữa, nếu môi trường bị ô nhiễm, tôm sẽ nguy cơ lây bệnh hàng loạt và chết rất nhanh mà người nuôi không thể xử lý kịp.

Như vậy, nghề nuôi tôm mặc dù mang lại lợi ích cao cho người nông dân. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro khiến người nông dân có thể mất trắng. Do vậy, để hạn chế được rủi ro người nông dân phải hết sức cận thận, tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân gian và kiến thức thị trường.

(6) Vấn đề quản lý chất lượng vùng nuôi của hộ nông dân

Qua tìm hiểu từ các hộ nuôi tôm cho thấy phần lớn các hộ nông dân đều hiểu biết và rất ý thức về vấn đề chất lượng vùng nuôi, rất ham học hỏi (thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về chất lượng của các hiệp hội, các tổ chức khuyến nông khuyến ngư). Tuy nhiên, sự hiểu biết và thực hành lại mâu thuẫn nhau, cụ thể:

Ao nuôi: mặc dù các hộ nuôi tôm đều tuân thủ quy trình làm sạch ao trước khi thả con giống, nhưng chỉ một số hộ nuôi tôm chuyên nghiệp thực hiện đúng tiêu chuẩn. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tôm thẻ Việt Nam, lợi ích của nghề nuôi tôm mang lại khá cao và thời gian nuôi ngắn nên đã thu hút được nhiều hộ đầu tư vào nuôi tôm. Họ tự do đào ao nuôi tôm mà không quan tâm tới những quy định, quy hoạch vùng nuôi của nhà nước. Dẫn đến hậu quả một số ao nằm trong vùng không thuận lợi cho nuôi tôm, chất lượng ao không đạt tiêu chuẩn làm cho vụ nuôi không thành công, gây thiệt hại cho bản thân hộ nuôi và cho cả xã hội do những hệ lụy mà nó gây ra cho môi trường.

Vấn đề con giống: ai cũng biết con giống khỏe, sạch bệnh là con giống tốt được sinh ra bởi con tôm bố mẹ khỏe và chỉ có các công ty uy tín, có thương hiệu mới bảo đảm chất lượng như: công ty cổ phần Thái Lan, công ty CP Việt Nam và Công ty Việt – Úc. Tuy nhiên, giá tôm giống tương đối cao (gấp 2 lần so với các trại giống tư nhân). Còn những trại giống tư nhân, con giống của họ không được chọn lọc kỹ, trà trộn nên giá bán thấp hơn so với các tổ chức uy tín. Hơn nữa, trại giống tư nhân rất nhiều, ở đâu có vùng nuôi là ở đó có họ. Do đó, các hộ nuôi nhỏ lẻ thường chọn mua con giống của trại giống tư nhân với mức giá rẻ chỉ bằng ½ giá của cá công ty uy tín. Vì tính tiện lợi và giá rẻ của các trại giống tư nhân đã thu hút được sự lựa chọn của người nuôi. Điều này góp phần làm tăng tính rủi ro cao về bệnh tật và mất mùa cho người nuôi.

Thuốc sử dụng: vì lợi ích cá nhân mà một số hộ nuôi đã sử dụng những loại thuốc kháng sinh cấm và sử dụng không tuân thủ theo chỉ dẫn của ngành. Điển hình vào thời điểm gần đến vụ thu hoạch mà tôm bị bệnh, các hộ nông dân thường dùng thuốc để

ngăn chặn và thu hoạch ngay mà không chờ thời gian giải thuốc nhằm hạn chế thiệt hại. Đây chính là nguyên nhân làm cho một số lô hàng của công ty bị nhiễm dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép của các thị trường thế giới.

Sự phân bố ao nuôi và công cụ dụng cụ phục vụ công tác nuôi tôm: theo tiêu chuẩn vùng nuôi của Global GAP, các ao nuôi phải có khoảng cách khá rộng và mỗi ao phải có các dụng cụ chuyên dùng và ngay cả công nhân cũng phải chuyên biệt để đảm bảo chất lượng nuôi cũng như ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh dịnh. Tuy nhiên, trên thực tế, tại các vùng nuôi tôm của nông dân Việt Nam thì rất ít vùng nuôi tôm đảm bảo được điều kiện này. Do đó, việc ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh dịch cho các ao của hộ nuôi hiện nay là chưa thực hiện được.

Hệ thống xử lý nước thải: hiện nay, phần lớn quy mô nuôi tôm của các hộ nông dân còn nhỏ lẻ. Thông thường mỗi hộ nuôi từ 3 - 4 ao, thậm chí có hộ nuôi 1- 2 ao. Do vậy, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải chỉ được các trang trại lớn của các tổ chức, hộ nông dân có quy mô lớn đầu tư (khoảng 25%), còn lại, các hộ nuôi nhỏ thường xả nước thải trực tiếp ra môi trường, ra biển (khoảng 75%). Chính sự thiếu ý thức này đã góp phần làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước dẫn đến dịch bệnh xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây.

Phương thức ghi nhật ký nuôi: hầu như tất cả các hộ nuôi đều có sổ sách ghi chép theo dõi các chi phí và số lượng thức ăn, thuốc sử dụng trong vụ nuôi. Tuy nhiên, lại không ghi chép theo từng ao riêng biệt. Dó đó thông tin cung cấp không được chính xác, gây khó khăn cho công tác truy xuất nguồn gốc.

Tóm lại: vấn đề quản lý chất lượng ao nuôi của người nông dân còn rất nhiều tồn tại. Đặc biệt, là sự hiểu biết về vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nuôi an toàn còn kém, chỉ mang tính khẩu hiệu. Cụ thể, đó là sự liều lĩnh mạo hiểm trong việc nuôi tôm trái vụ. Một số hộ nuôi do muốn thu hoạch được tôm trái vụ có giá cao nên đã không ngại vấn đề thời tiết mà tiến hành thả con giống ngay sau khi thu hoạch vụ 2 năm 2009, họ tính toán đầu năm 2010 sẽ thu hoạch được giá cao, nhưng họ đã không lường hết được sự diễn biến thất thường của thời tiết, hậu quả là nhiều hộ nuôi tôm đầu năm 2010 đã bị mất trắng. Dẫn đến sự mất cân đối trên thị trường nguyên liệu đầu năm 2010: nông dân mất mùa, doanh nghiệp dự báo sai, thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc chấp nhận sản xuất lỗ vì đã ký hợp đồng với đối tác. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người dân vẫn nuôi tôm một cách ào ạt, không kiểm soát được chất lượng môi trường, xả nước thải không qua hệ thống xử lý một cách công

khai, không tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi tôm với các doanh nghiệp chế biến để đảm bảo đầu ra cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w