7 2 Tôm đông lạnh các loạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 (Trang 35 - 36)

2 Tôm đông lạnh các loại

40.99

9 337.135.534 20,60 21,24

3

Tôm thẻ chân trắng đông lạnh 39.48 5 233.420.466 19,84 14,71 4 Tôm sú CB 13.04 9 127.043.017 6,56 8,01 5 Tôm bao bột 16.91 2 114.551.256 8,50 7,22 6 Tôm sắt 2.91 6 16.393.563 1,46 1,03 7 Tôm chân trắng 2.10 9 11.515.544 1,06 0,73 8 Tôm càng 1.33 1 10.848.786 0,67 0,68 9 Tôm chì 1.02 1 6.159.504 0,51 0,39 10 Tôm hùm 17 3 2.442.665 0,09 0,15 11 Tôm tít sống 9 56.960 0,005 0,00 199.05 1 1.586.966.243 100,00 100,00

(Nguồn: VASEP- Bản tin thương mại số 3- tháng 01- 2010)

Về cơ cấu sản phẩm, tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng ngày càng chiếm tỷ trọng cao, đạt xấp xỉ 50.000 tấn với kim ngạch cả năm ước đạt gần 300 triệu USD [11], chiếm 14,71% tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam, đứng sau tôm sú. Điều này cho thấy tôm thẻ đông lạnh hiện nay đã có vị trí lớn trong như cầu của người tiêu dùng thế giới.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Úc, Canađa, Anh và Bỉ, chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị. Ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy sản số 01/2010, VASEP)[11]

Biểu đồ 2.5: Thị trường xuất khẩu tôm theo giá trị năm 2009

Kết luận: Khác với nuôi tôm sú trước đây, hiện tại tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn. Chẳng hạn, nguồn sản xuất giống không như tôm sú chủ yếu khai thác trong môi trường tự nhiên, giống tôm thẻ chân trắng được các Công ty TNHH cổ phần Thái

Lan, công ty CP Việt Nam, Công ty Việt - Úc chủ động tạo nguồn giống đạt chất lượng cao về kháng bệnh và sự tăng trưởng. Về cơ bản, nuôi tôm thẻ chân trắng cũng giống tôm sú ở điểm chủ yếu là hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh theo quy trình ít thay nước, nhưng một số ưu điểm khác nuôi tôm sú là trong quá trình nuôi, phần lớn sử dụng các loại men vi sinh, vôi, khoáng chất để quản lý môi trường ao, không sử dụng các loại thuốc, hóa chất độc hại trong quá trình phòng bệnh, nên môi trường khá ổn định. Chi phí thức ăn của tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với tôm sú, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú, nhưng năng suất cao, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều thách thức đối với người nuôi. Cũng giống như nuôi tôm sú trước đây, đa số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng không đầu tư ao chứa lắng và xử lý nước trước khi thải ra môi trường chung, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển và lan rộng. Hơn nữa, vẫn còn tình trạng bất chấp lời cảnh báo của ngành chủ quản, không tuân thủ theo lịch thời vụ, mật độ nuôi không phù hợp, việc cải tạo ao nuôi không đảm bảo nên dễ làm dịch bệnh phát sinh.

Ngoài ra, trình độ kỹ thuật, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản của người nuôi tôm thẻ chân trắng chưa đồng đều, nên khả năng tiếp cận, cập nhất kiến thức chuyên môn hạn chế. Bên cạnh đó là vấn đề con giống. Thực tế nhu cầu con giống rất lớn, nhưng các cơ sở sản xuất giống chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ dẫn đến tình trạng người dân thả nuôi con giống không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch nên người nuôi tôm gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi.

Hơn nữa, kết cấu hạ tầng không đảm bảo, quy trình nuôi không tuân thủ..., nên công tác quản lý, ngăn chặn bệnh dịch đang là trở ngại lớn cho ngành thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w