VỚI THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CUẢ HỆ THỐNG NIÊM YẾT 2.1 SỰ PHÁT TRIỂN CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa DNNN và hoạt động TTCK Việt Nam trong thời gian qua cùng với thực tiễn của hệ thống niêm yết (Trang 27 - 29)

2.1. SỰ PHÁT TRIỂN CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN

Sự xuất hiện của ngành công nghiệp trong cách mạng công nghiệp bắt nguồn từ sự ra đời của máy móc. Nhiều ngành công nghiệp tiếp tục phát triển từ những ngành truyền thống với việc ứng dụng máy móc, thiết bị mới, điển hình là ngành dệt. Trong số đó, một số ngành đòi hỏi phải tập trung được rất nhiều vốn liếng mới có thể tiến hành hoạt động, ngành đường sắt là một ví dụ. Thực tế cho thấy, không phải bất cứ người chủ nào cũng có đủ số vốn ban đầu để khởi nghiệp, trong khi triển vọng của ngành công nghiệp là rất lớn và hấp dẫn đối với đại đa số các nhà đầu tư. Nếu trước kia, việc phát hành trái phiếu được xem là một sáng kiến để huy động vốn xây dựng các công trình lớn, thì sau đó không lâu, một ý tưởng khác dường như được mô phỏng từ sáng kiến này được vận dụng vào việc tạo nguồn trong kinh doanh đó là thành lập CTCP.

Với mục đích cho ra đời một DN mới có qui mô lớn, một nhóm người có cùng ý tưởng đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh đã đi đến thoả thuận cùng nhau góp vốn để thành lập DN. Phần đóng góp của từng người trong công ty được gọi là cổ phần, cổ phần là những chứng tờ có giá trị, khi công ty còn tồn tại những cổ phần đem lại cho người sở hữu chúng những khoản hoa hồng nhất định. Hơn thế nữa, người ta còn có thể chuyển nhượng (bán) chúng cho người khác tương tự như trong trường hợp của trái phiếu. Như vậy, CTCP là một sáng kiến mang tính đột phá trong kinh doanh, nó giải quyết được tình trạng thiếu vốn để thành lập hoặc phát triển các DN lớn mà một cá nhân không đủ khả năng tài chính cho việc đó.

Ở nước ta hiện nay đang tồn tại các loại hình kinh tế chủ yếu là DNNN, DNTN, Công ty TNHH, CTCP và CTHD. Với kinh nghiệm của nhiều quốc gia thực thi kinh tế thị trường, CTCP có nhiều ưu điểm và “thọ” hơn so với các loại hình khác do khả năng phân tán rủi ro cho nhiều cổ đông cùng gánh chịu, cũng như khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tập trung vốn nhanh và hiệu quả hơn.

Những CTCP đang hoạt động trên cả nước hiện nay có nguồn gốc lịch sử và phát triển rất khác nhau. Có những công ty được chuyển đổi từ DNNN sang CTCP theo hình thức CPH, một số khác được thành lập theo Luật DN và các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chuyển đổi mô hình thành CTCP. Trong số các loại hình vừa nêu, DNNN CPH là nhân tố chủ đạo trên TTCK (trong số 30 công ty niêm yết thì có đến 28 công ty có nguồn gốc từ DNNN CPH). Đã có khoảng 2.500 DNNN hoàn tất việc CPH và hơn 1.000 DN sẽ tiến hành CPH trong vài năm tới, chính vì vậy, DNNN CPH vẫn là yếu tố chính trong việc tạo hàng cho TTCK.

Tuy nhiên, bên cạnh các CTCP được hình thành từ việc CPH các DNNN, một loại hình khác đang được quan tâm hiện nay là những CTCP có nguồn gốc từ DN có vốn ĐTNN. Tháng 04/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị Định 38/2003/NĐ- CP ngày 15/04/2003 vể việc chuyển đổi một số DN có vốn ĐTNN sang hoạt động theo mô hình CTCP, CTCP Dây và Cáp Điện TAYA là một ví dụ điển hình của loại hình này. Như vậy, trong tương lai gần ngoài các CTNY có nguồn gốc từ DNNN thực hiện CPH, TTCK sẽ có sẽ có sự tham gia của các CTCP có vốn ĐTNN, góp phần làm phong phú và đa dạng hàng hoá trên thị trường để các nhà đầu tư lựa chọn.

Sau cùng, cũng không thể không nhắc đến một loại hình CTCP nữa là các công ty được thành lập theo Luật DN. Mặc dù, đây chủ yếu là các công ty nhỏ, mới

được hình thành và đại đa số đều mang tính gia đình, chưa có tính đại chúng nhưng cũng được xem là nguồn hàng hoá đáng kể cho thị trường.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa DNNN và hoạt động TTCK Việt Nam trong thời gian qua cùng với thực tiễn của hệ thống niêm yết (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)