Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang từng bước tiếp cận với các hệ thống quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu qủa trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà chất lượng cũng là một yêu cầu đặt ra đối với công cuộc cải cách hành chính, nhất là việc không ngừng nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
Thuật ngữ chất lượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.
- Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất (Kaoru Ishikawa).
- Chất lượng còn được hiểu là mức hòan thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (Oxford Poket Dictionary).
- Theo TCVN ISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được nêu ra hoặc tiềm ẩn.
- Theo TCVN 9000:2000: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.
Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, có thể hiểu chất lượng cán bộ công chức là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân (khách hàng) về cung ứng các dịch vụ hành chính. Tiêu chí để đánh giá chất lượng cán bộ công chức cũng đa dạng: có thể là tỷ lệ
27
giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn của người dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố, như sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc của người dân…