những vấn đề đặt ra trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố cảng, một đầu mối giao thông lớn, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Hệ thống đường bộ có: Quốc lộ 1A nối liền thành phố với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, nối liền quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây Nguyên, quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu, quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung quanh. Thành phố là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc Nam, Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những sân bay Quốc tế lớn trong khu vực Đông Nam Á. Thành phố Hồ Chí Minh là một cực phát triển năng động, cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu hình thành vùng phát triển kinh tế trọng điểm, thúc đẩy qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp nhiều trong qúa trình phát triển hài hòa của đất nước; Rút ngắn khỏang cách “Tụt hậu”, phấn đấu đuổi kịp và sánh vai với các nước, các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, nếu xét về vị trí địa lý, thành phố Hồ Chí Minh có đủ yếu tố cấu thành một đầu mối giao thông trong nước và quốc tế cả đường bộ, đường hàng không và đường thủy, với điều kiện thời tiết hầu như có thể họat động 4 mùa trong năm. Chính lợi thế về vị trí địa lý, từ lâu thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực Nam Bộ và khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó cho đến nay vẫn tiếp tục khẳng định lợi thế cạnh tranh
25
của thành phố, không chỉ đối với các địa phương khác trong nước mà ngay cả đối với các đô thị lớn của cả nước trong khu vực. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh có ưu thế rất lớn về số lượng và chất lượng của đội ngũ khoa học- kỹ thuật, trong đó phần lớn là lực lượng khoa học kỹ thuật trong các ngành khoa học ứng dụng, công nghệ và các ngành kinh doanh. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế thành phố. Tuy điều kiện sinh sống thành phố hiện nay có khó khăn hơn so với một số địa phương khác (như về nhà ở, giá cả sinh họat, đi lại, mức độ ô nhiễm môi trường…) nhưng thành phố vẫn là một trong những địa bàn có sức hấp dẫn mạnh, thu hút lực lượng khoa học kỹ thuật trong cả nước đến sinh sống và làm việc. Do đó, cùng với qúa trình đào tạo của hệ thống giáo dục- đào tạo trên địa bàn cộng với sức hút của lực lượng khoa học- kỹ thuật từ các trung tâm đào tạo khác đến sinh sống và làm việc trên thành phố, thì nguồn lực có trình độ khoa học kỹ thuật sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Hiện nay do những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau về sử dụng đội ngũ khoa học- kỹ thuật chưa mang lại hiệu qủa cao, mà thậm chí phần nào còn lãng phí chất xám, nhưng tiềm năng về khoa học kỹ thuật của thành phố vẫn đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong qúa trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.
Ngòai ra, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có truyền thống kinh doanh năng động nhất nước ta. Đội ngũ doanh nhân trên địa bàn thành phố là thế mạnh của thành phố so với nhiều địa phương khác. Với hơn 40.000 doanh nghiệp với quy mô vừa và lớn cùng với khỏang 200.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã tạo cho thành phố một lực lượng doanh nhân ngày càng phát triển. Đội ngũ doanh nhân chính là chủ thể quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giai đọan hiện nay là giai đọan mà kinh tế cả nước đang bước vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Quan điểm của thành phố là chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển, phải sử dụng cho được công cụ hội nhập để làm đòn bẫy phát triển thành phố. Mục tiêu tổng quát phát triển thành phố là xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững, xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Với đặc điểm, vị trí, vai trò của thành phố Hồ Chí Minh trên đây, một trong những vấn đề bức xúc, cần được đặc biệt quan tâm là phải cũng cố, kiện tòan tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan này trong thực thi công vụ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố trong giai đọan mới.