Định giá bán sản phẩm tại công ty Nhựa.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ CP- SL -LN tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (Trang 53 - 54)

- Phương án 5: Thay đổi giá bán, định phí và doanh thu.

5.4.Định giá bán sản phẩm tại công ty Nhựa.

Mục tiêu cơ bản của công ty là LN, do đó việc định giá sản phẩm bán ra phải hướng đến mục tiêu tối đa hoá LN cho công ty. Nhưng trước hết giá bán phải bù đắp được CP sản xuất, CP lưu thông, CP quản lý và phải cung cấp được một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lý cho phần vốn của các cổ đông; có như vậy mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của công ty. Đối với công ty việc xác định giá rất quan trọng bởi giá cũng là một tiêu chí để cạnh tranh. Hiện nay tại công ty giá bán được xác định trên cơ sở giá NVL, các CP toàn bộ và mức LN mong muốn của công ty. Thông thường giá bán được xác định từ trước và ít biến động. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt đòi hỏi công ty phải xác định giá bán thích hợp, chẳng hạn như khi công ty nhận được một đơn đặt hàng với số lượng lớn nhưng giá thấp hơn giá của công ty, hay khi công ty nhận được đơn đặt hàng không phải là sản phẩm thông thường mà công ty đang sản xuất thì trong điều kiện công ty có năng lực sản xuất nhàn rỗi công ty có nên chấp nhận đơn hàng này không và định giá bán sản phẩm trong trường hợp này như thế nào?,…

Khi định giá, trước hết cần xác định phần CP cơ sở rồi sau đó xác định mức CP cộng thêm vào phần đó để hình thành giá bán.

Có 2 phương pháp xác định giá bán sản phẩm:

- Định giá theo phương pháp xác định CP toàn bộ: Theo phương pháp này CP cơ sở bao gồm tất cả các khoản CP nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung. Vậy phần CP cộng thêm vào phần CP cơ sở để hình thành giá bán sẽ bao gồm các khoản CP quản lý, lưu thông và phần tiền để thoả mãn mức hoàn vốn tối thiểu mà công ty mong muốn.

- Định giá theo phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này CP cơ sở chỉ bao gồm những khoản BP ( BP sản xuât, BP lưu thông và BP quản lý), không có một khoản ĐPa nào được tính vào CP cơ sở. Phần cộng thêm vào CP cơ sở bao gồm các khoản ĐP (ĐP sản xuất, ĐP lưu thông và ĐP quản lý).

Ta có thể đưa ra công thức định giá từ công thức hoà vốn như sau:

Xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp thường cho một khung giá linh hoạt giúp nhà quản lý quyết định nhanh chóng về định giá sản phẩm. Hơn nữa việc xác định giá theo phương pháp này rất phù hợp trong việc ứng dụng phân tích mối quan hệ CVP trong quá trình ra quyết định.

Từ Q=TFCp-+vcLN Q LN TFC vc p= + + ⇒

Việc định giá bán tại công ty nhựa dựa trên giá NVL cho nên nếu công ty giảm được CP NVL thì giá bán có thể sẽ giảm xuống và đây là lợi thế trong cạnh tranh của công ty. Từ bảng tổng hợp BP ta thấy rằng, nếu giảm được CP VLC khi các CP khác không đổi thì BP đơn vị sẽ giảm, dẫn đến số dư đảm phí đơn vị tăng, tức là khi vượt qua ĐHV cứ 1kg bán thêm thì LN cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là công ty phải tìm cách hạ thấp BP, tăng khối lượng bán để tăng doanh số bán, từ đó gia tăng LN.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ CP- SL -LN tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (Trang 53 - 54)