2005
Tên thành phẩm Khối lượng
(kg) CP VLP BP VLP cho 1 kg TP BP NL cho 1 kg TP BP VLP, NL cho 1 kg TP (1) (2) (3) (4)=(3) : (2) (5) (6) = (4) + (5) Bao bì xi măng 175.201,67 114.051.489,00 650,97 650,97 Cuộn KP 7.499,00 0,00 0,00 Manh bao dệt PP 711.970,70 139.687.866,00 196,20 85,51 281,71
Manh bao dêt PP,
HD tráng PP 146.601,60 29.343.325,00 200,16 85,51 285,67 Túi LDPE 5.709,50 0,00 0,00 Túi HDPE 100.559,80 0,00 0,00 Ống nước HDPE 653.540,23 20.614.546,00 31,54 31,54 Ống nước PVC 368.955,42 88.641.304,00 240,25 240,25 Dép, ủng 91.909,17 204.627.078,00 2.226,41 2.226,41 Tấm ốp trần 180.833,02 92.937.757,00 513,94 513,94 Sản phẩm khác 14.499,24 163.636,00 11,29 11,29 Tổng cộng 2.457.279,35 690.067.001,00 - CP phụ tùng thay thế ( CP PTTT)
Bao gồm bù lon, dao rọc, dao lam, cầu chì thủy tinh, vải nhám,…Lượng PTTT để sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị phụ thuộc vào số lần máy bị hỏng. Tuy nhiên,vào thời điểm mùa vụ hoặc công ty nhận được đơn đặt hàng thì phải tăng ca, do đó máy móc phải hoạt động nhiều hơn nên CP PTTT sẽ tăng lên.
CP này lấy ở sổ tổng hợp TK 1524 “CP phụ tùng thay thế”. Ta tính được BP (PTTT) trên 1 kg thành phẩm như sau.
CP PTTT trên 1 kg TP = Giá trị phụ tùng thực tế sử dụng để sản xuất TPi Khối lượng TP được sản xuất
= 2410.457.114.279.118,35= 166,897 (đ/kg)
2.1.2.Chi phí tiền lương và kinh phí công đoàn.
Hiện nay công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hai hình thức: lương theo sản phẩm và lương theo thời gian. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì được hưởng lương theo sản phẩm, còn đối với nhân viên gián tiếp (nhân viên quản lý, phục vụ ) thì vừa được hưởng lương theo thời gian vừa được hưởng lương theo sản phẩm. Do đó CP tiền lương được tách ra thành hai loại CP, đó là CP khả biến – CP tiền lương theo sản phẩm và CP bất biến – CP tiền lương tính theo thời gian.
- Chi phí tiền lương thuộc loại biến phí: Đây là khoản CP tiền lương tính theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất. Lương được trả căn cứ vào số lượng thành phẩm sản xuất ra và đơn giá lương của nhân công trực tiếp sản xuất cho từng mặt hàng. CP này tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Còn trong những ngày nghĩ lễ, phép theo chế độ thì lương được hưởng tính theo thời gian. Tiền lương của các bộ phận được tính theo khối lượng thành phẩm sản xuất ra (Kg).
Tổng lương theo sản phẩm của BPSX = KLTPi x Đơn giá tiền lương TPi. KLTPi :khối lượng thành phẩm i.
Ở đây, đơn giá tiền lương do bộ phận tiền lương của phòng tổ chức hành chính xây dựng.
CP tiền lương thuộc loại BP còn bao gồm lương theo sản phẩm của bộ phận gián tiếp.
Tổng tiền lương của bộ phận gián tiếp
(lương theo sản phẩm) = 10% x Tổng lương của BPSX - Chi phí tiền lương thuộc loại định phí: Đây chính là khoản tiền lương tính
theo thời gian, là lương trả cho bộ phận gián tiếp và lương cho công nhân viên vào những ngày nghĩ lễ, phép theo chế độ. Khoản lương này được tính dựa vào hệ số lương cơ bản, hệ số này được công ty tính toán, xét duyệt vào đầu năm.
Tổng lương thời gian
= Mức lương tối thiểu dn áp dụng x HSLCBi x Số ngày làm việc tt 22
HSLCBi : Hệ số lương cơ bản của nhân viên i,
Công ty còn có lương kiêm nhiệm, trách nhiệm dành cho tổ trưởng, tổ phó. Phụ cấp kiêm nhiệm = Mức lương tối thiểu tại dn x HSLCBi x % kiêm nhiệm. (% kiêm nhiệm, trách nhiệm tính cho tổ trưởng là 7 %, tổ phó là 5%).
Lương ca ba = 40% x Lương thời gian. Lương phép = LCB22 x Số ngày nghĩ phép
LCB : Lương cơ bản (= Mức lương tối thiểu x HSLCB).
Tiền ăn giữa ca: CP này là CP cho phần cơm dành cho nhân viên giữa hai ca sản xuất, mỗi phần cơm trị giá 6.000 đồng.
CP BHXH, BHYT, KPCĐ: Theo quy định, BHXH, BHYT trích nộp 17% trên tổng quỹ lương tháng và được tính theo lương cơ bản.
Do công ty trả lương theo hai hình thức là lương thời gian và lương sản phẩm nên việc trích lập KPCĐ cũng tương tự như vậy.