Trường hợp giá bán sản phẩm tăng

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ CP- SL -LN tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (Trang 48 - 49)

Chúng ta sẽ lấy điển hình mặt hàng ống nước HDPE để phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán như sau : Hiện tại ống nước HDPE được bán với đơn giá là 26.301 đồng /1 kg, SL hòa vốn là 1.607.967,08 kg, khối lượng tiêu thụ là 653.540,23 kg, tổng ĐP là 5.888.791.845,66 đồng.Giả sử rằng xuất phát từ mức lãi mong muốn và giá bán sản phẩm trên thị trường, nếu đơn giá biến động từ 26.301 đồng / kg đến 30.000 đồng /kg thì phải bán bao nhiêu kg mới đạt hòa vốn ? vấn đề này được trình bày qua bảng sau :

ĐVT : đồng Khối

lượng bán Tổng ĐP Tổng BP Tổng CP CộngGiá bán hòa vốn 1SPĐP BP

1,067,970.95 5,888,791,845 22,199,912,238.31 28,088,704,083.31 26,301 5,514 20,7871,030,770.50 5,888,791,845 21,426,626,305.27 27,315,418,150.27 26,500 5,713 20,787 1,030,770.50 5,888,791,845 21,426,626,305.27 27,315,418,150.27 26,500 5,713 20,787 816,413.68 5,888,791,845 16,970,791,083.05 22,859,582,928.05 28,000 7,213 20,787 639,182.88 5,888,791,845 13,286,694,462.39 19,175,486,307.39 30,000 9,213 20,787

Qua bảng phân tích trên ta thấy :

- Nếu ĐP không đổi trong phạm vi cho phép, khi công ty bán với giá tăng từ 26.301 đ/ kg đến 30.000 đ/ kg, khối lượng bán biến động giảm từ 1.067.970 kg đến 639.182 kg, công ty vẫn đảm bảo hòa vốn. Vì khi khối lượng bán giảm, BP đơn vị không thay đổi nhưng tổng BP giảm, do đó công ty có thể tăng giá bán mà vẫn có thể đảm bảo hòa vốn.

- Nếu công ty muốn có lãi khi bán với giá bán đã xác định thì khối lượng bán phải lớn hơn khối lượng bán ở điểm hòa vốn, nếu không sẽ bị lỗ.

- Khi công ty sản xuất và tiêu thụ ở mức năng lực sản xuất tối đa thì CP tính cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất, do ĐP phân bổ cho từng đơn vị thấp nhất, nên ở mức này công ty sẽ thu được lợi nhuân cao nhất, nếu giá bán không đổi ở tất cả các mức tiêu thụ.

5.2. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi về chi phí - sản lượng đối với lợi nhuận của công ty. nhuận của công ty.

Phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ kế hoạch hoá và quản lý hữu dụng. Qua việc phân tích này các NQT sẽ biết ảnh hưởng được của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các NQT trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định trong tương lai.

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu ứng dụng mối quan hệ CVP vào quá trình đề ra quyết định, ta giả định rằng DN lập kế hoạch kinh doanh như năm 2005, số liệu dự đoán trong các phương án dựa trên kinh nghiệm và dựa trên sự thống kê tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm tại đơn vị.

Chúng ta cùng xem trong năm 2005 SL và DT cần phải đạt được để có LN sẽ thay đổi như thế nào khi xét các phương án sau đây :

- Phương án 1 : Thay đổi giá bán và doanh thu .

Hiện nay, giá hạt nhựa tăng cao dẫn đến CP đầu vào tăng, BP đơn vị cũng tăng. Lúc này để bù đắp CP và mang lại LN mong muốn, công ty dự kiến sẽ tăng giá bán sản phẩm. Căn cứ vào giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường, phòng kinh doanh dự tính tăng giá 10%, với mức giá mới thì SL sẽ giảm 30%. Trong trường hợp này công ty có nên tăng giá bán hay không ?

Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu 38.690.934.569,19 2. Biến phí 31.636.159.803,74 3. Số dư đảm phí 7.054.774.765,45 4. Định phí 5.888.791.845,66 5. Lợi nhuận 1.165.982.919,79

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ CP- SL -LN tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w