Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 61 - 66)

động kinh doanh trái phiếu tại TLS qua các chỉ tiêu định tính và định lượng nhận thấy hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS vẫn chưa phát triển, điều này được khẳng định qua phân tích dưới đây:

Phương thức kinh doanh còn đơn điệu

Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS hiện nay có môi giới trái phiếu và tự doanh trái phiếu. Về hoạt động môi giới trái phiếu, mặc dù đứng trong 13 thành viên giao dịch trái phiếu của HNX trên thị trường trái phiếu chuyên biệt nhưng hiện nay TLS mới chỉ có khách hàng duy nhất là ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện giao dịch qua TLS. Trong khi những công ty chứng khoán khác – 90 công ty chứng khoán còn lại và các quỹ, công ty tài chính muốn giao dịch chứng khoán phải thực hiện giao dịch qua các công ty thành viên. Và như vậy, hoạt động quản lý danh mục đầu tư trái phiếu cho khách hàng cũng chưa được áp dụng,

Hoạt động kinh doanh trái phiếu mới chỉ dừng ở đầu cơ hưởng lợi chứ chưa linh hoạt trong đầu tư trái phiếu như đầu tư chứng khoán phái sinh với với mục đích phòng vệ, hay đầu cơ giảm giá. Điều này cũng cho thấy TLS chưa có định hướng phát triển hoạt động kinh doanht trái phiếu theo xu hướng trở thành nhà tạo lập thị trường

Có thể thấy thị trường trái phiếu tại Việt Nam rất tiềm năng và tương lai sẽ tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Nếu TLS không tận dụng những thành tích đạt được để phát triển mảng kinh doanh trái phiếu theo một định hướng nhất định sẽ bị tụt hậu so với thị trường và phải đối mặt với những rủi ro thị trường trong thời gian sắp tới.

Thiếu sự đa dạng trong kinh doanh trái phiếu: Hiện nay, trái phiếu TLS tiến hành giao dịch bao gồm cả TPCP và TPDN. Với TPDN, mặc dù độ rủi ro cao hơn so với TPCP nhưng lãi suất chiết khấu cao hơn TPCP. Vì vậy, khi tiến hành kinh doanh TPDN, TLS đã tiến hành phân tích kỹ về tình hình tài chính và tiềm năng phát triển đồng thời xem xét khả năng trả nợ sau khi trái phiếu đáo hạn. Tuy nhiên, trong thời gian qua ,TLS mới chỉ giao dịch một loại TPDN và cũng bán ngay sau khi mua trái phiếu này để hưởng chênh lệch giá và chưa có ý định nắm giữ loại trái phiếu này

Đối với công cụ phái sinh trong trái phiếu, TLS chưa tiến hành giao dịch lô nào, điều này một phần cũng do thị trường trái phiếu của Việt Nam thực

Nam.

Trong danh mục kinh doanh đầu tư trái phiếu của TLS đã tiến hành trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ kinh doanh trái phiếu kỳ hạn ngắn và trung hạn là chủ yếu mà chưa có trái phiếu kỳ hạn dài. Trái phiếu trung hạn mới chỉ có 1 loại trái phiếu là TPDN của công ty Công nghiệp tàu thủy với kỳ hạn 10 năm còn lại là trái phiếu ngắn hạn. Tuy nhiên, trái phiếu trung hạn này cũng đã được hiện thực hóa lợi nhuận nên trong danh mục trái phiếu còn lại của TLS chỉ còn 4 loại với kỳ hạn từ 1-5 năm trong khi tính đến thời điểm tháng 12/2009, số trái phiếu niêm yết trên toàn thị trường là 572 loại trái phiếu trong đó có 508 trái phiếu niêm yết trên sàn HNX và 64 trái phiếu trên sàn HSX. Bên cạnh đó, TLS mới chỉ kinh doanh trái phiếu niêm yết chứ chưa phân tích, xem xét đến trái phiếu chưa niêm yết.

Điều này cho thấy, mặc dù CTCK Thăng Long có quan tâm tới hoạt động kinh doanh trái phiếu nhưng hoạt động này chưa được chú trọng một cách đúng mức. Ban lãnh đạo vẫn tập trung nguồn vốn cho các hoạt động khác thay vì sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Quy mô hoạt động kinh doanh còn nhỏ

So với tổng tài sản của TLS là 4.210 tỷ đồng thì giá trị trái phiếu nắm giữ thời điểm hiện tại của TLS còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 2,4% tổng giá trị tài sản. Trong khi đó, hoạt động đầu tư tự doanh cổ phiếu chiếm 26% và kinh doanh vốn là hoạt động phụ trợ cho các khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại TLS như ứng trước, hợp tác kinh doanh trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết chiếm 51%.

So với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tổng giá trị giao dịch tự doanh của TLS chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Năm 2008 là 0,2% và năm 2009 là 0,63%. Tính cả giá trị môi giới trái phiếu, TLS chỉ chiếm 1,5% giá trị giao dịch thị trường năm 2008 và 2,57% năm 2009. Trong khi, con số này đối với các công ty chứng khoán khác như ABS là 18,21% và VCBS là 17,38% - số liệu bảng 2.10.

STT Năm 2007 2008 2009

1 Doanh thu (tỷ đồng) 0.19 11.51 12.85

4 Vốn sử dụng (tỷ đồng) 0.08 40 85

5 Thị phần môi giới (%) 1.40% 1.50% 2.57%

6 Mức tăng doanh thu kinh doanh (%) 11.6%

7 Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh (%) 42.1% 41.7% 23.7%

8 Lợi nhuận trên vốn (%) 16.8% 11.5%

9 Tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)

-0.1% 10 Tốc độ gia tăng thị phần của CTCK trong

hoạt động kinh doanh trái phiếu

7% 71%

Nguồn: Phòng nguồn vốn – CTCK Thăng Long

Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS

Trên cơ sở phân tích định lượng các chỉ số về phát triển hoạt động kinh doanh, chênh lệch doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS năm 2009 so với năm 2008 là 1,35 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS năm 2009 tăng 11,6% so với năm 2008. Tỷ lệ chi phái hoạt động kinh doanh năm 2009 giảm so với năm 2008, nhưng lợi nhuận trên vốn năm 2009 giảm so với năm 2008. Về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2009 cũng giảm 0,1% so với năm 2008. Tuy nhiên, thị phần môi giới của TLS đã tăng.

Bên cạnh đó, với nguồn vốn đầu tư cho trái phiếu là nhỏ - 100 tỷ trong dài hạn và 500 tỷ trong ngắn hạn nhưng tính bình quân nguồn vốn TLS sử dụng cho năm 2008 mới chỉ có 40 tỷ đồng và 85 tỷ trong năm 2009. Vì vậy, mặc dù tỷ suất lợi nhuận là cao nhưng với vốn đầu tư thấp thì lợi nhuận đem lại là nhỏ. Qua những con số đó ta thấy hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS rất nhỏ so với các đơn vị khác trên thị trường như CTCK Ngân hàng Ngoại Thương VCBS có danh mục đầu tư trên 30 trái phiếu với tổng giá trị trái phiếu là 32.000 tỷ đồng còn AGS có danh mục đầu tư trên 15 trái phiếu với tổng giá trị trái phiếu là 3.500 tỷ đồng.

Trong năm 2007, TLS hầu như không tham gia TTTP, hoạt động môi giới trái phiếu hoàn toàn bị động phụ thuộc vào giao dịch của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Do vậy, một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của năm 2008 so với năm 2007 không có ý nghĩa trong đánh giá phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu.

- Cơ cấu danh mục đầu tư : Sau khi hiện thực hóa lợi nhuận TLS chỉ còn giữ lại 4 loại TPCP và toàn bộ trái phiếu này là kỳ hạn ngắn từ 1-5 năm. Căn cứ vào tình hình thị trường và biến động lãi suất. TLS hiện đang kinh doanh trái phiếu theo Chiến lược dự đoán lãi suất. Mặc dù vậy, với danh mục nhỏ và hoạt động đầu tư còn khá mới mẻ nên TLS vẫn chưa nghiên cứu và có một định hướng cụ thể trong việc quản lý danh mục đầu tư.

Như vậy, trong kinh doanh trái phiếu hiện nay tại TLS, công ty chưa có hoạt động quản lý danh mục đầu tư hay đầu tư phòng vệ để giảm bớt rủi ro. Hoạt động kinh doanh trái phiếu chủ yếu mang tính chất manh mún, đầu cơ căn cứ vào tình hình thị trường là chính. Nếu chỉ kinh doanh trái phiếu theo hướng như vậy, TLS sẽ không thể nắm bắt các cơ hội trên thị trường, cũng như không thể đáp ứng mục tiêu giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh và do vậy không thể phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu. Trong thời gian tới, khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những cơ hội thu lợi nhuận rõ ràng như thời gian khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ ngày càng hiếm, điều này có thể thấy rõ doanh thu của TLS từ khi tham gia thị trường không có xu thế, lúc tăng lúc giảm. Do vậy, nếu không phát triển một cách có chiến lược theo chiều sâu, quản lý danh mục đầu tư một cách chủ động, TLS chỉ có thể đứng ngoài thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ tham gia kinh doanh trái phiếu: Hiện nay, tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS có 2 cán bộ trong đó có 1 nhân viên và 1 trưởng phòng và hiện đều có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh trái phiếu. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ mỏng nên hoạt động kinh doanht rái phiếu mang tính chất chủ quan là chủ yếu điều này dẫn đến rủi ro rất lớn. Vi vậy, để phát triển hoạt động này và giảm rủi ro thì lực lượng nhân sự cần phải bổ sung thêm.

Từ những phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK Thăng Long vẫn chưa phát triển, sự gia tăng những con số về doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận chỉ do yếu tố thị trường quyết định mà công ty chưa có mục tiêu phát triển, quy mô và phương thức kinh doanh chủ yếu mang tính chất đầu cơ là chính mặc dù có những kết quả cao như thời gian qua. Bên cạnh đó, Xem xét tình hình hoạt động tự doanh cổ phiếu tại TLS, năm 2008 TLS lỗ tới 80 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư gần hơn 300 tỷ đồng. Năm 2009, hoạt động này cũng không mang lại lợi nhuận cho TLS. Như vậy, rõ ràng hoạt động kinh doanh cổ phiếu chứa đựng rất nhiều rủi ro do thị trường biến động. Nếu không có chiến lược rõ ràng để phát triển mảng kinh doanh trái phiếu, TLS sẽ bỏ phí

ro trong thời điểm thị trường nhiều biến động như hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 61 - 66)