Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 38 - 57)

tiềm năng và hiệu quả cho các dự án của Chính phủ và tư nhân. TTTP ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, TPCP, TPCQĐP, TPDN (kể cả trái phiếu NHTM, chứng chỉ tiền gửi) và các chứng khoán nợ khác. Các chứng khoán này nắm giữ vai trò chủ chốt trên thị trường vốn mặc dù hiện nay thị trường vốn Việt Nam hiện vẫn bị xem là thị trường đang phát triển với đặc điểm là nhỏ về quy mô và chưa được chuẩn hóa.

2.2.1.1. Hoạt động của thị trường trái phiếu sơ cấp

Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ thị trường trái phiếu của Việt Nam tương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2%... Trong đó, trái phiếu chính phủ (TPCP) chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2008 chỉ là 5,84% (ở Malayssia, Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%). Theo thống kê trên sàn HNX và HSX, tính đến hết năm 2009, có 508 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HNX với tổng giá trị niêm yết là mệnh giá là 166.314 tỷ đồng và 64 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HSX với tổng giá trị niêm yết là 13.784,5295 tỷ đồng chiếm khoảng 57,4% giá trị toàn thị trường.

a, Trái phiếu do Chính phủ phát hành a.1 Trái phiếu Chính phủ

Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK Việt Nam, TPCP chiếm trên ưu thế trên thị trường với tỷ lệ trên 80% khối lượng giao dịch. TPCP được phát hành qua ba hình thức là Đấu thầu, bảo lãnh phát hành và bán lẻ tại Kho bạc Nhà nước.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009

Giá trị (tỷ đồng) 7,855.00 17,855.00 6,876.00 2,388.20

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Bảng 2.4. Giá trị TPCP phát hành qua các năm

Theo thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP. HCM, hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ phát triển mạnh nhất trong năm 2007 với tổng giá trị trái phiếu phát hành là 17.855 tỷ đồng tăng 127% so với năm 2006 và cũng là năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi có TTTP. Giá trị phát hành này đã giảm chỉ còn 6.876 tỷ vào năm 2008 và 2.388,2 tỷ đồng vào năm 2009.

và bảo lãnh phát hành.

- Tình hình đấu thầu TPCP

Hiện nay tổ chức hoạt động đấu thầu TPCP có các đơn vị là Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh (HIFU), Kho Bạc Hà Nội (KBHN), Kho Bạc Nhà Nước – Bộ Tài chính (KBNN), Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPT), Ngân hàng chính sách xã hội (VBS), Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Từ năm 2000 đến năm 2009, các đơn vị trên đã có các cuộc đấu thầu chi tiết theo bảng sau:

NĂM CHỈ TIÊU KBHN KBNN NHPT VBS VEC TỔNG

2000-

2005 Số cuộc đấu thầu 1 30 16 - - 47 SL gọi thầu (tỷ đ) 150 6,000 1,900 - - 8,050 KL trúng thầu (tỷ đ) 150 3,010 1,104 - - 4,264 2006 Số cuộc đấu thầu 1 24 - - - 25 SL gọi thầu (tỷ đ) 150 9,300 - - - 9,450 KL trúng thầu (tỷ đ) 40 7,815 - - - 7,855 2007 Số cuộc đấu thầu - 33 4 - - 37 SL gọi thầu (tỷ đ) - 20,070 1,900 - - 21,970 KL trúng thầu (tỷ đ) - 16,180 1,655 - - 17,835 2008 Số cuộc đấu thầu - 14 16 - 1 31 SL gọi thầu (tỷ đ) - 6,900 4,600 - 500 12,000 KL trúng thầu (tỷ đ) - 4,360 2,016 - 500 6,876 2009 Số cuộc đấu thầu - 14 30 6 11 61 SL gọi thầu (tỷ đ) - 7,400 10,500 1,500 3,900 23,300 KL trúng thầu (tỷ đ) - 10 165.5 2,000 10 2,186 TỔNG Số cuộc đấu thầu 2 115 66 6 12 201 SL gọi thầu (tỷ đ) 300 49,670 18,900 1,500 4,400 74,770 KL trúng thầu (tỷ đ) 190 31,375 4,941 2,000 510 39,016

Bảng 2.5. Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2009

Theo bảng trên ta có thể thấy tình hình đấu thầu TPCP qua các năm, trong đó hoạt động chủ yếu các cuộc đấu thầu là qua KBNN trong đó từ năm 200- 2009 đã diễn ra 115 cuộc đấu thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 21.375 tỷ đồng, thứ hai là NHPT với 66 cuộc đấu thầu và khối lượng trúng thầu là 4.941 tỷ đồng.

Riêng trong năm 2009, tỷ lệ huy động chỉ đạt 9,4% so với gọi thầu, mức độ huy động vốn đấu thầu qua TPCP là khá thấp so với các năm 2007 và năm 2008. Theo thống kê, năm 2009, SGDCKHN đã tổ chức 61 cuộc đấu thầu TPCP bằng nội tệ, huy động được 2.186 tỷ đồng/23.300 tỷ đồng với tỷ lệ thành công là 9,4% trong khi đó năm 2007 tỷ lệ huy động được 17.835 tỷ đồng/21.970 tỷ đồng tỷ lệ thành công là 81,2% và năm 2008 con số này là 57,3%.

Một trong những lý do không thành công trong đợt phát hành năm 2009 là do công tác điều hành lãi suất trần chưa được linh hoạt và điều chỉnh sát với tốc độ tăng lãi suất của thị trường trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008. Các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại HNX năm 2009 đã thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do tình hình kinh tế thế giới biến động cũng như lo ngại tình hình lạm phát gia tăng, thêm vào đó không có phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ lô lớn nào. Mặc dù vậy, điểm nhất trong phát hành TPCP năm 2009 là đã tổ chức 6 phiên đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ (USD) với kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm. Số trái phiếu đấu thầu thành công đợt 1 và đợt 2 năm2009 đã được niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch TPCP.

Tình hình bảo lãnh phát hành

Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu TPCP qua SGDCK, Bộ Tài Chính đã thực hiện phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành kể từ tháng 9/2000.

Tính đến 31/12/2008, TPCP do KBNN phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành đạt giá trị khoảng 54.216 tỷ đồng và TPCP do NHPT phát hành đạt giá trị khoảng 61.019 tỷ đồng. Riêng trong năm 2009, có 15 đợt bảo lãnh phát hành do KBNN nhưng chỉ có 3 đợt thành công với tổng giá trị phát hành đạt 1.800 tỷ đồng so với 20.000 tỷ đồng ban đầu dự kiến.

Tình hình bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước

Đối với kênh phát hành trực tiếp TPCP (bán lẻ) qua hệ thống KBNN, số lượng phát hành hàng năm không đáng kể, chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm

giảm dần kênh bán lẻ nên từ năm 2007 đến nay đã không thực hiện phát hành theo phương thức này.

a2. Trái phiếu chính quyền địa phương (Trái phiếu đô thị)

TPCQĐP được chính quyền địa phương phát hành và được đảm bảo bằng ngân sách địa phương và phục vụ cho các mục tiêu sử dụng vốn tại địa phương. Hiện nay mới chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát hành TPCQ ĐP để huy động vốn. Các tỉnh thành được phép phát hành đến 30% tổng nhu cầu chi tiêu và phải được Chính Phủ cho phép phát hành trái phiếu. Số trái phiếu này được phát hành thông qua các kênh đấu giá, bảo lãnh và đại lý phát hành. Tuy nhiên từ năm 2008 tới nay không có đợt phát hành TPCQDĐP nào thành công.

b, Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành

Hiện nay, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu bao gồm các Doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu mới chỉ tập trung ở các tập đoàn, Tổng công ty lớn thông qua các kênh đấu giá, bảo lãnh và môi giới.

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Hình 2.3. Giá trị TPDN phát hành từ năm 1994- 2009

Trong suốt giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2006, trước khi có NĐ52/2006 ngày 19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu có hiệu lực, tổng số tiền doanh nghiệp huy động qua phát hành trái phiếu chỉ có 1.772 tỷ đồng. Chỉ 1 năm sau NĐ52/2006 quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt mở rộng chủ thể phát hành (bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước còn có công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

nay, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn tới việc phát hành trái phiếu huy động nguồn vốn giá rẻ, kỳ hạn dài thay vay vốn từ các ngân hàng.

Mặc dù có những bước tiến đáng kể nhưng việc huy động vốn theo hình thức này vẫn gặp phải một số khó khăn do thị trường trái phiếu sơ cấp vẫn chưa thực sự phát triển nên tổng số vốn huy động thông qua phát hành TPDN tính đến hết năm 2008 vẫn chỉ đạt 5,84% tổng giá trị trái phiếu lưu hành và đến năm 2009 vẫn chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị trái phiếu lưu hành.

2.2.1.2. Hoạt động của thị trường trái phiếu thứ cấp

Trước tháng 7/2000, ở Việt Nam hầu như không có thị trường thứ cấp chủ yếu chỉ là hoạt động chuyển nhượng được thực hiện tại KBNN nơi phát hành, một phần là hoạt động mua lại công trái xây dựng tổ quốc một cách tự phát của các tổ chức tín dụng, hiệu cầm đồ… Các hoạt động lưu ký, thanh toán chuyển giao trái phiếu chưa được tổ chức.

Từ tháng 7/2000 sau khi SGDCK TP.HCM đi vào hoạt động thì thị trường thứ cấp mới chính thức hình thành. Đến ngày 08/03/2005, trung tâm GDCKHN khai trương hoạt động – sau này đổi tên là SGDCKHH viết tắt là HNX đánh dấu thêm một bước phát triển nữa của TTCK Việt Nam. Nhưng do TTCK mới thành lập nên thị trường giao dịch vẫn chưa được hoàn thiện và sôi động theo đúng nghĩa của nó.

a, Giao dịch của Trái phiếu Chính phủ

Từ năm 2002 trở về trước, số lượng TPCP được niêm yết mới chỉ dừng lại ở 40 loại, các chủ sở hữu có khuynh hướng mua và nắm giữ hơn là giao dịch trên thị trường nên nhìn chung giá trị và khối lượng giao dịch TPCP không đáng kể.

Đến năm 2003, do số lượng TPCP được niêm yết tăng lên tới 100 loại và việc áp dụng các quy định giao dịch nhưng không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân; bỏ qua biên độ giao động giá nên hoạt động giao dịch đã tăng mạnh cả về giá trị và khối lượng TPCP. Giá trị giao dịch năm 2003 đạt gần gấp đôi và giá trị giao dịch thỏa thuận đạt 21 lần so với năm 2003.

Năm 2006 2007 2008 2009 KL (Triệu TP) 247 872 2,061 795 GT (100 tỷ) 250.98 898.23 1, 954.95 831.65

Bảng 2.6 Thống kê tình hình giao dịch TPCP từ 2006-2009

Năm 2006 khối lượng giao dịch mới chỉ là 247 triệu trái phiếu với giá trị giao dịch là 25,098 nghìn tỷ đồng, tới năm 2007 khối lượng giao dịch trái phiếu trên cả 2 sàn là 872 triệu Trái phiếu với giá trị giao dịch là 89,823 nghìn tỷ đồng tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2006 và tới năm 2008 khối lượng giao dịch trái phiếu đạt kỷ lục là 2.061 triệu trái phiếu với giá trị giao dịch là 195.495 nghìn tỷ đồng tăng gấp 2,2 lần so với năm 2007. Khối lượng và giá trị giao dịch TPCP giảm xuống còn 795 triệu TP và 83,195 nghìn tỷ đồng vào năm 2009. Khối lượng và giá trị giao dịch năm 2008 tăng đột biến là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài do vượt quá điểm lỗ nên phải bán trái phiếu. Đến năm 2009, thị trường ổn định, nên tình hình giao dịch không còn biến động như trước nữa.

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Hình 2.4. Khối lượng và giá trị giao dịch TPCP từ năm 2000-2009

Từ tháng 6/2008, toàn bộ TPCP có thời gian đáo hạn trên 6 tháng được chuyển từ sàn HSN sang sàn HNX để giao dịch tập trung, đến ngày 24/9 vừa qua, thị trường trái phiếu chuyên biệt chính thức đi vào hoạt động tách bạch giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động giao dịch trái phiếu thứ cấp.Sự kiện này được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch trái phiếu tại sàn HNX bởi thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt sẽ tách riêng giao dịch thị trường mua đứt bán đoạn với thị trường repos trái phiếu từ đó có cơ sở đánh giá lái suất xác định đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường.

doanh nghiệp gần như mới chỉ dừng lại ở giao dịch sơ cấp. Trên HSX hiện nay chỉ còn 4 loại TPDN do Ngân hàng đầu tư phát triển TP HCM phát hành với khối lượng niêm yết 59.001.660 TP tương đương 5,9 tỷ đồng. Trên HNX chỉ có 9 TPDN được giao dịch do 3 đơn vị là Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Ngân hàng Chính sách phát triển phát hành. Tỷ lệ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp khá thấp đều chiếm tỷ lệ dưới 5% từ trước tới nay do các nhà đầu tư hầu như chỉ mua và nắm giữ cho tới khi đáo hạn để hưởng lãi. Vì vậy, hàng hóa trên thị trường lại càng ít. Nhà đầu tư thường mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và chỉ giao dịch sôi động trong thời gian trước khi chuyển đổi. Tình hình giao dịch tẻ nhạt do các nhà đầu tư không quan tâm nhiều, tính thanh khoản của trái phiếu ngày càng thấp dẫn đến tâm lý e ngại của các nhà đầu tư từ đó tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi lựa chọn phương án huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Đây chính là khó khăn trong hoạt động giao dịch TPDN mà hiện nay vẫn chưa giải quyết được.

2.2.1.3. Các thành viên tham gia thị trường trái phiếu

Trước năm 2002, đối tượng giao dịch TPCP chỉ mới dừng lại ở các NHTM (chiếm khoảng 94% khối lượng mua vào và các CTCK (chiếm khoảng 90% khối lượng bán). Sau này, TTTP đã được mở rộng, các thành viên của TTTP ngoài các NHTM, các CTCK còn có các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các Công ty tài chính và các tổ chức trung gian tài chính khác.Từ năm 2003 đến nay, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các đối tượng khác đã tích cực và chủ động hơn trong việc tham gia giao dịch TPCP nhưng tỷ trọng giao dịch mới chỉ dưới 10% phần còn lại thuộc về NHTM và CTCK. Dù vậy điều này vẫn chứng tỏ sự quan tâm của các nhà đầu tư có tổ chức ngoài ngân hàng và CTCK vào thị trường trái phiếu của Việt Nam.

Trước khi TTTP chuyên biệt đi vào hoạt động, số thành viên giao dịch là 89 CTCK. Đến tháng 9/2009, HNX chỉ công nhận 13 thành viên chính thức giao dịch TPCP trên sàn HNX, trong đó có 12 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered. Các công ty chứng khoán khác phải giao dịch qua công ty chứng khoán thành viên.Các công ty chứng khoán thành viên đều được giao dịch môi giới và tự doanh, các NHTM mới chỉ được giao dịch tự doanh mà không được tham gia nghiệp vụ môi giới.

2.2.1.4. Nhận xét chung về TTTP Việt Nam

Qua các phân tích về thực trạng TTTP Việt Nam có thể thấy mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan trong những năm qua nhưng TTTP Việt Nam vẫn là

yếu là TPCP, trong khi theo kinh nghiêm trên thế giới thì TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN phát hành ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế..

Hệ thống các nhà đầu tư cũng chưa phát triển, số lượng các thành viên tham gia đấu thầu qua TTCK còn hạn chế và lãi suất đặt thầu càng ít mang tính đại diện cho thị trường. Bên cạnh đó thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng tạo tính thanh khoản cho trái phiếu như: các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 38 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w