0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (Trang 26 -26 )

Bên cạnh các nhân tố chủ quan, CTCK cũng phải đối mặt với rất nhiều tác động của các nhân tố khách quan. Những nhân tố khách quan có thể được kể đến là:

1.3.2.1. Nhân tố pháp lý

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK là một hoạt động phức tạp, mức độ rủi ro cao và có liên quan, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khác nhau trong nước và trên thế giới. Vì vậy, hoạt động kinh doanh này cần phải được phát triển trên một cơ sở pháp lý chặt chẽ nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn, những xung đột về lợi ích, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên,

tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Một hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh trái phiếu được xây dựng chặt chẽ sẽ giúp cho các CTCK khi tham gia TTTP phải có ý thức về những nghĩa vụ, quyền lợi và phạm vi hoạt động và trách nhiệm của mình. Từ đó, các hoạt động kinh doanh sẽ không bị chồng chéo lên nhau để gây ra những biến động tiêu cực cho thị trường.

1.3.2.2. Nhân tố chính sách

Nhân tố pháp lý là điều kiện cho các CTCK gia nhập TTTP, còn nhân tố chính sách được coi là định hướng các hoạt động cho các CTCK. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, xu thế phát triển kinh tế trong nước và quốc tế mà Chính phủ các nước sẽ đưa ra các chính sách khác nhau.

Một chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ khuyến khích các CTCK đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trái phiếu. Ngược lại, một chính sách không phù hợp hoặc thắt chặt sẽ kìm chế các hoạt động kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó khi CTCK kinh doanh trái phiếu trên TTTP phải đối mặt với các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản, rủi ro thanh khoản,…Do vậy, sự ổn định các chính sách sẽ dẫn tới ổn định thị trường tránh những tác động tiêu cực, tạo môi trường hoạt động tốt.

Để tạo điều kiện ổn định kinh tế và thúc đẩy hoạt động của CTCK, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ Chính sách tài chính tiền tệ, Chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đồng thời cần phải cải cách hành chính, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.

1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng

TTCK là môi trường hoạt động kinh doanh trái phiếu. Sự phát triển của TTCK ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo ra cơ hội cho các CTCK tham gia TTTP.

Các CTCK để tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu cần phải có quy mô lớn, danh mục trái phiếu kinh doanh cần đa dạng, do đó đòi hỏi thị trường phải sẵn có các trái phiếu có chất lượng tốt, có tính thanh khoản cao, đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng.

Tại các nước có nền kinh tế phát triển, TTCK nợ như TPCP, trái phiếu công ty … có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên TTCK. Còn tại các nước đang phát

triển nơi TTCK bắt đầu hình thành thì chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. Hoạt động sôi động như vậy là do sự phát triển cao của thị trường tài chính mà chủ yếu của TTCK phái sinh. Hiện ở Việt Nam các công cụ giao dịch trên TTTP vẫn là những công cụ rất cơ bản: các loại TPCP, TPCQĐP và TPDN. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng đang có nhu cầu phòng vệ rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có công cụ gốc là trái phiếu và các sản phẩm cơ cấu. Bên cạnh đó, chỉ khi đa dạng hóa được sản phẩm đầu tư thì mới có thể thu hút được nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường. Bên cạnh đó thị trường càng phát triển thì số lượng các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành càng lớn sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh trái phiếu như nghiệp vụ tự doanh, nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ tư vấn bảol kãnh phát hành, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư,….

Hệ thống kiểm toán và kế toán cung cấp các quy tắc nền tảng buộc phải tuân theo đối với công ty. Chỉ có hệ thống kế toán, kiểm toán tin cậy mới có thể cung cấp các thông tin chính xác cho các nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán của các nước cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà đầu tư rất quan tâm tới hệ thống kiểm toán độc lập trong việc làm tăng uy tín của các báo cáo tài chính. Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm toán, kế toán sẽ tạo điều kiện chuẩn hóa về thông tin và giảm rủi ro cho các thành viên

tham gia TTTP .

Hệ thống thông tin trên TTTP cũng rất quan trọng đối với sự tham gia của các thành viên trên thị trường. Mục đích cơ bản của hệ thống này là để cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến trái phiếu và để ngăn chặn các gian lận trong giao dịch.

Việc lựa chọn mô hình quản lý TTCK nói chung và TTTP nói riêng cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Các mô hình quản lý và giám sát được lựa chọn trên cơ sở không để thị trường phát triển quá “nóng” gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và làm thiệt hại cho các nhà đầu tư, song cũng không nên hạn chế thị trường bằng việc can thiệp quá mức của Chính phủ bởi như vậy sẽ hạn chế hiệu quả của thị trường và sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới các nhà đầu tư khi tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu.

1.3.2.4. Sự phát triển của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính và kinh doanh chứng khoán là tổ chức xã hội, nghề nghiệp đại diện cho ngành chứng khoán nhằm bảo đảm và dung hòa lợi ích của các thành viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của thị trường. Trên cơ sở đại diện cho ngành chứng khoán đưa ra những kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường tính hiệu quả và ổn định của thị trường. Ngoài ra, hiệp hội còn thu thập và phản ánh các khiếu nại của khách hàng đến các đơn vị thành viên.

Do vậy, sự phát triển của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán có ảnh hưởng không nhỏ tơi sự phát triển của TTCK và từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trên TTTP. Khi các nhà CTCK là thành viên của Hiệp hội họ sẽ được hưởng những quyền lợi như chia sẻ thông tin, được ưu tiên về giá … bên cạnh đó Hiệp hội cũng sẽ bảo đảm dung hòa lợi ích của các thành viên nên nó hạn chế được rất nhiều sự cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau giữa các tổ chức kinh doanh trái phiếu trong Hiệp hội.

1.3.2.5. Các nhân tố khác

Nhân tố về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế: Bên cạnh điều kiện ổn định về mặt chính trị thị ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK.

Với một nền kinh tế ổn định, đời sống, thu nhập của người dân được nâng cao, phần tích lũy ngày càng lớn, từ đó nhu cầu đầu tư tăng, dẫn đến tạo ra rất nhiều nhà đầu tư trên TTTP, càng nhiều nhà đầu tư thì hoạt động kinh doanh trái phiếu sẽ ngày càng sôi động.

Nhân tố về công chúng đầu tư. Để hoạt động kinh doanh trái phiếu của các CTCK có hiệu quả, cần có các chính sách tạo dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư. Và để xây dựng và duy trì lòng tin của các nhà đầu tư đòi hỏi các trái phiếu được phát hành phải bảo đảm chất lượng vàmoij giao dịch của CTCK phải tuân thủ pháp luật, thực hiện một cách nghiêm chỉnh các thỏa thuận đã cam kết với nhà đầu tư.

Rủi ro về thông tin không cân xứng: Lợi nhuận mà nhà kinh doanh trái phiếu thu được chủ yếu từ chênh lệch giữa giá mua – giá bán căn cứ vào việc thu thập và phân tích các thông tin thu được. Với những thị trường đang phát triển, việc có những thông tin không cân xứng sẽ làm cho nhà kinh doanh có lợi

thế nếu có đủ thông tin và chịu rủi ro khi thiếu thông tin. Trường hợp công ty tiến hành đầu tư vào trái phiếu của công ty đang có nguy có phá sản sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn. Đối với các CTCK chỉ kinh doanh trái phiếu thông thường và các nhà tạo lập thị trường cũng có sự tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì vậy việc thiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh trái phiếu nói riêng và TTCK nói chung.

Sự cạnh tranh giữa các công ty tham gia kinh doanh trái phiếu: Áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia kinh doanh trái phiếu là rất lớn, các CTCK luôn phải giao với những tổ chức lớn như các ngân hàng có bề dày kinh nghiệm và tính chuyên môn hóa cao, các nhà tạo lập thị trường có nhiều thông tin và chuyên nghiệp. Vì vậy, CTCK phải luôn phân tích để đưa ra các quyết định hợp lý về quy mô, về các mức giá chào mua, chào bán.Cạnh tranh càng mạnh thì chênh lệch giữa giá mua – giá bán càng giảm do đó lợi nhuận sẽ giảm xuống.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

- Tên giao dịch tiếng anh: THANGLONG SECURITIES JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: TLS

- Logo:

- Trụ sở: 273 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

- Điện thoại: 04 37262600 Fax: 04 37262601 - Website: http://www.thanglongsc.com.vn

- Vốn điều lệ đến tháng 12/2009: 800 tỷ đồng

- Giấy CNĐKKD số 05/GPHĐKD do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp ngày 11/5/2000 và quyết định số 291/UBCK-GP ngày 24/12/2009 của UBCKNN về việc tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng.

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

- Mạng lưới hoạt động: Ngoài hội sở, TLS còn có 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch và 2 đại lý nhận lệnh trên cả nước.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long được thành lập tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội theo quyết định số 05/GPHĐKD do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp ngày 11/5/2000. Là một trong số 5 CTCK được thành lập đầu tiên tại Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng, đầu tháng 12 vừa qua công ty đã tăng vốn điều lệ lên tới 800 tỷ đồng và kế hoạch sẽ tăng tới 2.000 vào năm 2012.

Ngân hàng TMCP Quân Đội thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân Đội là 2.000 tỷ với tông tài sản là trên 31.000 tỷ đồng và 65 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Hiện nay ngoài hội sở chính đặt tại 273 Kim Mã, Hà Nội, CTCK Thăng Long có 02 chi nhánh tại Hồ Chí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch trên cả nước cùng 2 đại lý nhận lệnh. Công ty CK Thăng Long được thực hiện các hoạt động chủ yếu sau:

- Môi giới chứng khoán; - Tự doanh chứng khoán;

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán; - Tư vấn đầu tư chứng khoán;

- Tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác; - Lưu ký chứng khoán.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự:

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của TLS

Nguồn: CTCK Thăng Long

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tại TLS

Ngoài hội sở, TLS còn có 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch và 2 đại lý nhận lệnh trên cả nước.

TLS CÁC PHÒNG GD CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH TRỤ SỞ CHÍNH CÁC PHÒNG GD CÁC PHÒNG GD ĐẠI LÝ NL PHÍA BẮC ĐẠI LÝ NL PHÍA BẮC

quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường nhưng ít nhất là mỗi năm một lần và họp thường niên trong thời hạn tối đa là 4 tháng (hoặc trường hợp đặc biệt là 6 tháng) kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, số lượng của mỗi nhiệm kỳ sẽ do ĐHĐCĐ bầu mãi nhiễm và thông qua theo phương thức dồn phiếu. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật, ĐHĐCĐ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. đứng đầu công ty và có ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

- Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước ĐHĐCĐ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc là gồm 3 Phó Tổng giám đốc phụ trách Môi Giới, đầu tư và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và khối bao gồm phòng chức năng.

- Khối môi giới: Gồm có các bộ phận front office: Thực hiện các nhiệm vụ nhập lệch giao dịch cho khách hàng về trung tâm, lưu ký chứng khoán cho khách hàng trong và ngoài nước. Bộ phận Middle office nghiêm cứu phát triển các sản phẩm cung cấp cho khách hàng và đưa ra các chính sách hỗ trợ cho khách hàng. Bộ phận Back offce: quản lý sau các sản phẩm cung cấp dịch vụ chứng khoán và quản lý các giao dịch, thanh toán cho khách hàng. Hiện nay TLS đang có một số sản phẩm môi giới hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng là hoạt động hỗ trợ thanh toán, ứng trước, hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết và OTC.

- Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin: Bao gồm Phòng hệ thống, Phòng Quản lý mạng và Phòng phát triển phần mềm có các chức năng quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống phần mềm ứng dụng, hệ thống dữ liệu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống trang thiết bị Công nghệ Thông tin hiện đang sử dụng trong toàn Công ty,

hiện toàn bộ các hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng (PR), Duy trì và phát triển quan hệ nội bộ, các mối quan hệ với đối tác, xây dựng hình ảnh Công ty trước công chúng ngày càng tốt đẹp và bền vững;

- Khối tài chính: Bao gồm có Phòng Nguồn vốn và Phòng kế toán tài chính

+ Phòng Nguồn vốn: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (Trang 26 -26 )

×