Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy trình phát triển chiến lược kinh doanh cho các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 47 - 53)

- Về khó khăn, yếu kém:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

3.3.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy trình phát triển chiến lược kinh doanh cho các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp

kinh doanh cho các DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp

Hiện nay, đa số các DNVVN tỉnh Đồng Tháp chưa có nội dung quy trình phát triển chiến lược kinh doanh, thậm chí có những doanh nghiệp chưa có mục tiêu rõ ràng. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện nội dung quy trình phát triển chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp không chỉ dễ dàng thích nghi được với những biến động của thị trường, mà còn chủ động hạn chế được các biến động xấu. Với ý nghĩa đó, việc hoàn thiện quy trình phát triển chiến lược kinh doanh theo một chiến lược bài bản, có lộ trình cụ thể sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp.

Khi DNVVN tỉnh Đồng Tháp xây dựng và hoàn thiện nội dung quy trình phát triển chiến lược kinh doanh cần nhấn mạnh một số điểm chủ yếu sau:

Một là: xác định mục tiêu phát triển dài hạn cho DNVVN, mục tiêu dài hạn phải tính đến triển vọng phát triển của thị trường mục tiêu với những đặc trưng tiêu dùng của nhóm khách hàng trọng điểm, ngoài ra phải được lượng hóa để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện như: doanh số, thị phần, lợi nhuận, mức độ bao phủ của thị trường, mức độ phát triển công nghệ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các mục tiêu cần cho mọi cấp: công ty – bộ phận – đơn vị chức năng. Mỗi mục tiêu cần gắn với nấc thang thời gian và xác lập thứ tự ưu tiên, khung thời gian cho việc thực hiện mục tiêu và chiến lược thường khoảng từ 2 – 5 năm. Mục tiêu dài hạn sẽ định hướng giúp các DNVVN giảm tính không chắc chắn, hạn chế mâu thuẩn, kích thích các nỗ lực, hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực và thiết kế công việc.

Hai là, phân tích các điều kiện bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Phân tích môi trường bên ngoài gồm việc phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô như: các yếu tố công nghệ, các yếu tố pháp luật, người mua, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế.

Phân tích môi trường bên ngoài nhằm thấy được những cơ hội và nguy cơ có ảnh hưởng rõ rệt đến kế hoạch kinh doanh của DNVVN.

Phân tích các yếu tố bên trong là phân tích các yếu tố nội tại mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực như: marketing, sản xuất, tài chính, quản trị, nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin.

Ba là, xây dựng là lựa chọn chiến lược. Xây dựng chiến lược dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và mối đe dọa tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đã đề ra, các phương án chiến lược này sẽ được lựa chọn, chắt lọc để có những phương án tối ưu và khả thi nhất.

Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của mình, chiến lược thích hợp là chiến lược qua đó DNVVN ở Đồng Tháp nhắm đến thực hiện các mục tiêu kỳ vọng, trên cơ sở đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nhận diện cơ hội cũng như mối đe dọa trong môi trường kinh doanh.

Có nhiều công cụ hoạch định chiến lược, tuy nhiên công cụ chủ yếu thường dùng cho giai đoạn xây dựng chiến lược là ma trận SWOT. Do vậy, tôi chọn ma trận SWOT làm cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh cho DNVVN tỉnh Đồng Tháp. Ma trận được tổng kết như sau:

SWOT

Những cơ hội (O)

(1) Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. (2) Nguồn nguyên liệu ổn định, đa dạng, đủ để phát triển lâu dài.

(3) Tiềm năng của thị trường còn lớn.

(4) Được khách hàng ủng hộ.

(5) Đầu tư sản phẩm tương đối thuận lợi.

Những nguy cơ (T)

(1) Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO.

(2) Hàng nhập lậu, hàng giả, trốn thuế.

(3) Giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao.

(4) Môi trường trong và ngoài nước thường xuyên biến đổi.

Những điểm mạnh (S)

(1) Quy mô nhỏ, thích hợp để chuyển đổi nhanh.

(2) Quan hệ giữa người lao động và chủ chặt chẽ.

(3) Quản lý gọn nhẹ, linh hoạt.

(4) Sản phẩm đa dạng.

(5) Lực lượng lao động dồi dào với tiền lương thấp, gắn bó với địa phương.

Kết hợp SO: S1S2S3S4S5+O1O3O4 thâm nhập thị trường bằng những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý có sức cạnh tranh.chiến lược thâm nhập thị trường. S1S2S3S4S5+O3O4O5 chiến lược phát triển thị trường.

Kết hợp ST:

S1S2S3S4S5+T1T3T4 chiến lược hội nhập hàng ngang.

(1) Khả năng tài chính yếu, hạn chế trong việc đầu tư mở rộng sản xuất.

(2) Mạng lưới tiêu thụ còn khá nhỏ.

(3) Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng được với tình hình mới.

(4) Chiến lược marketing mở rộng thị phần còn yếu kém.

(5) Thiếu chuyên môn kỹ thuật có tay nghề cao.

(6) Máy móc thiết bị còn lạc hậu.

(7) Chất lượng sản phẩm tạo ra thường không cao.

W1W6+O1O2chiến lược hội nhập về phía sau.

W2W3W4W5+T1T4chiến lược hội nhập về phía trước.

Trên cơ sở ma trận SWOT ở trên, có thể tổng hợp các chiến lược mà các DNVVN tỉnh Đồng Tháp có thể áp dụng như sau: (bảng 11).

Bảng 13: Các chiến lược áp dụng cho DNVVN tỉnh Đồng Tháp

Tên chiến lược Nội dung chủ yếu

1/ Chiến lược xâm nhập thị trường:xâm nhập thị trường hiện

- Tăng cường các hoạt động marketing như gia tăng các nỗ lực quảng cáo, khuyến mãi và những dịch vụ phục vụ khách hàng, lập thêm các kênh phân phối

tại với sản phẩm hiện tại.

nhằm tăng thị phần của các sản phẩm đặc thù của tỉnh Đồng Tháp như: gạo, thủy sản, bánh phồng tôm, dược phẩm, may mặc, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái…

- Đối với sản phẩm và dịch vụ như: gạch ngói, vật liệu xây dựng, cơ khí, dịch vụ sửa chửa thì xem thị trường địa phương là mục tiêu chủ yếu.

- Tiếp tục xâm nhập vào thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh, xem là thị trường mục tiêu của DNVVN tỉnh Đồng Tháp.

2/ Chiến lược phát triển thị trường: gia nhập thị trường mới với sản phẩm hiện có.

- Đưa ra những loại sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu vào thị trường mới ở nước ngoài như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…như: gạo, may mặc, thủy sản, dược phẩm, bánh phồng tôm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Mở rộng thị trường ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung đối với những loại sản phẩm và dịch vụ mang tính đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp như: gạo, bánh phồng tôm, dệt chiếu thảm, gạch ngói, dịch vụ du lịch sinh thái…

- Phát triển thị trường Campuchia đối với những loại sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống và nông nghiệp như: may mặc, thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ khí phục vụ nông nghiệp.

3/ Chiến lược hội nhập hàng ngang.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp liên kết với các đối thủ cạnh tranh để phát triển sản xuất kinh doanh của mình theo các lĩnh vực: liên kết trong việc

mua nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, liên kết trong việc đào tạo lao động, liên kết trong việc phát triển thị trường, liên kết để tạo vốn…

4/ Chiến lược hội nhập về phía trước.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hợp tác với các chuyên gia, trường đại học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường.

- Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.

5/ Chiến lược hội nhập về phía sau.

- Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu lấy từ nguồn liệu của địa phương.

- Chủ động tìm kiếm và hợp tác với các đơn vị cung cấp máy móc thiết bị, kỹ thuật, đặc biệt là ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Cần thanh lý máy móc thiết bị lạc hậu cho năng suất thấp và chất lượng sản phẩm kém.

- Mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại khi điều kiện cho phép.

- Có hệ thống kiểm soát chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất,

- Tiết kiệm mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Tóm lại, việc xây dựng một quy trình phát triển chiến lược kinh doanh cho DNVVN là giải pháp quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp này nhằm định hướng cho hoạt động của DNVVN. Tuy nhiên muốn thực hiện được những định hướng này, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể được đề nghị sau đây:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w