Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 27 - 29)

DNVVN tỉnh Đồng Tháp chủ yếu tập trung kinh doanh các ngành nghề sau:

Bảng 7: Ngành nghề kinh doanh của các DNVVN tỉnh Đồng Tháp. Ngành nghề kinh doanh Số lượng doanh

nghiệp

Tỷ trọng (%)

+ Nông nghiệp và lâm nghiệp + Nuôi trồng thủy sản

+ Công nghiệp khai thác mỏ + Công nghiệp chế biến, chế tạo

+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng

+ Khai thác, xử lý và cung cấp nước + Xây dựng 6 6 8 243 13 7 239 0,59 0.59 0,79 24,10 1,29 0,69 23.78

+ Vận tải kho bãi + Khách sạn nhà hàng

+ Tài chính ngân hàng, bảo hiểm + Hoạt động kinh doanh bất động sản + Hoạt động khoa học và công nghệ + Giáo dục và đào tạo

+ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ + Hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí + Bán buôn, sửa chữa xe có động cơ ô tô, mô tô, đồ dùng gia đình

+ Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng. 32 9 16 2 21 2 5 1 392 3 3,18 0,89 1,59 0,20 2,08 0,20 0,49 0,10 39,0 0,29 Tổng 1.005 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra DNVVN của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007

Bảng trên cho thấy, ngành nghề chiếm tỷ trọng cao ở tỉnh Đồng Tháp là bán buôn, sửa chữa xe có động cơ ô tô, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình; thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sau đó là ngành xây dựng. Trong khi các ngành thuộc hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng chiếm tỷ trọng thấp.

Có thể nhận thấy rằng, các DNVVN tỉnh Đồng Tháp đã chú trọng đến việc khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có và cũng là ưu thế của tỉnh để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Điều này không những tiết kiệm được chi phí cho việc vận chuyển và sử dụng nguyên vật liệu mà còn sử dụng được nguồn nhân công rẽ, góp phần giải quyết việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn.

Như vậy, DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành ít vốn, quay vòng nhanh để sinh lợi, đồng thời đã bắt đầu chú ý đầu tư vào công nghiệp chế biến, lĩnh vực mà tỉnh Đồng Tháp có lợi thế là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẽ như: thủy sản, lau bóng gạo, xay xát, thủ công mỹ nghệ …Hơn nữa, các doanh nghiệp đã chú ý đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ, một ngành mà trước đây ít được quan tâm nhưng hiện nay lợi nhuận thu từ ngành này rất cao nên thu hút được các nhà đầu tư. Đặc biệt các DNVVN tỉnh Đồng Tháp đã đóng góp tích cực vào việc khôi phục các làng nghề truyền thống như: mây tre đan xuất khẩu, chiếu đệm, vật liệu xây dựng, chế biến và một số ngành nghề mới đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đối với tỉnh Đồng Tháp, làng nghề còn rời rạc, phát huy chưa hết tiềm năng, kỹ xảo kỹ thuật, chưa được tổ chức lại theo cách làm ăn hợp tác tập thể, chủ yếu vẫn là hình thức đơn giản như tổ hợp hay cao hơn là hợp tác xã. Đồng Tháp có một số làng nghề tập trung như: làng nghề mây tre lá ở huyện Cao Lãnh, làng nghề dệt chiếu thảm lát ở Định An-Định yên huyện Lấp Vò, làng nghề nem ở huyện Lai Vung, làng nghề bột ở Sađéc… Các làng nghề nói trên thường tồn tại ở những địa phương có truyền thống lâu đời.Thời gian gần đây, với nhiều lý do khác nhau các làng nghề truyền thống này thường gặp khó khăn về vốn, nguyên vật liệu hoặc sự cạnh tranh với các mặt hàng mới bằng nguyên liệu nhân tạo sản xuất bằng cơ giới hoặc với hàng ngoại nhập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN tại tỉnh Đồng Tháp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w