- Về khó khăn, yếu kém:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Nước ta được Thế Giới đánh giá có sự ổn định cao về chính trị, kinh tế xã hội, nền kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính Phủ trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cam kết tạo điều kiện phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân. Các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Nhiều cơ chế chính sách đổi mới kinh tế xã hội đã được thực hiện, nhiều đạo luật về kinh tế đã được ban hành và sữa đổi phù hợp với yêu cầu thị trường như luật đất đai, luật thương mại, các luật về thuế…đã từng bước tạo nên môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, an toàn và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao, trong đó có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNVVN với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra.
Tuy nhiên, bối cảnh trong nước còn một số điều chưa thật thuận lợi cho DNVVN phát triển như:
- Khung pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được xây dựng một cách đầy đủ và đồng bộ. Nhiều văn bản pháp quy dưới luật chưa được ban hành kịp thời và thiếu nhất quán đã gây không ít cản trở trong quá trình thực hiện, chất lượng một số luật kinh tế, một số các văn bản pháp quy dưới luật còn yếu.
- Thị trường nội địa kém phát triển và chưa hoàn chỉnh, tuy nhu cầu tiêu dùng của dân cư rất lớn, nhưng vì thu nhập của dân cư còn chưa cao nên các doanh nghiệp ít có cơ hội để đầu tư phát triển.
- Thiếu sân chơi bình đẳng cho các DNVVN phát triển, điều này thể hiện ở sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và liên tục thay đổi trong các cơ chế, chính sách; chi phí gia nhập thị trường cao, việc thực thi chính sách thiếu thống nhất từ trung ương đến địa phương, quy hoạch vừa “thừa” vừa “thiếu”, không ít quy hoạch đã tỏ ra lạc hậu không còn phù hợp với tình hình đã thay đổi, đã trở thành cản trở lớn đối với phát triển kinh doanh và gây lãng phí.