Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây (Trang 70 - 77)

I. Vốn chủ sở hữu 104

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

3.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính

3.1.3.1. Các tỷ số thanh toán

3.1.3.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành

Cho biết khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của doanh nghiệp (1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn).

Bảng 3.19: Bảng tỷ số khả năng thanh toán hiện hành

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch %

2008 2009 2010 09/08 10/09

Giá trị TSLĐ 38.932 76.770 78.719 97,19 2,54

Nợ ngắn hạn 53.405 51.959 59.334 (2,71) 14,19

Tỷ số thanh toán hiện hành 0,73 1,48 1,33 0,75 (0,15)

Dựa vào bảng trên ta thấy giai đoạn từ 2008 – 2009 tỷ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng từ 0,73 lần lên 1,48 lần, tức là tăng 0,75 lần so với năm 2008.

Sang năm 2010 tỷ số này giảm từ 1,48 lần xuống còn 1,33 lần (giảm 0,15 lần so với năm 2009). Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2010 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 2,54%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 14,19%. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 1,33 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn, mặt khác đây là dấu hiệu

cũng không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên.

Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên tỷ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau:

3.1.3.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số này cho biết khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng tài sản có tính thanh khoản cao.

Năm 2008:

Năm 2009:

Năm 2010:

Tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2008 là 0,25 < 1 , năm 2009 là 0,89 < 1 và năm 2010 là 0,84 < 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu như chủ nợ đòi tiền cùng một lúc.

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,25 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Trong năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,89 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. So với năm 2008 thì tỷ số này

= Tỷ số khả năng

thanh toán nhanh nh

13.228

53.405 = 0,25 lần

Tỷ số khả năng

thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn

Giá trj TSLĐ – Giá trị hàng tồn kho

= Tỷ số khả năng

thanh toán nhanh nh

46.206

51.959 = 0,89 lần

= Tỷ số khả năng

thanh toán nhanh nh

49.948

đã tăng 0,64 lần. Năm 2010, 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,84 đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số này đã giảm 0,05 lần so với năm 2009.

 Như vậy qua 3 năm tỷ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm dần. Và tỷ lệ này nhỏ hơn 1 cho thấy lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng. Theo tình trạng này thì khi chủ nợ đến đòi thanh toán 1 đồng nợ thì doanh nghiệp chỉ có thể thanh toán được 0,84 đồng ở thời điểm năm 2010. Do đó thời gian tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ số này lên bằng cách đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn, hoặc cải thiện chính sách bán hàng để giảm lượng hàng tồn kho xuống và có chính sách đầu tư hơp lý vào các tài sản có khả năng thanh khoản thấp để đảm bảo khả năng thanh toán nợ cho khách hàng ở mọi thời điểm.

Để biết rõ tình hình thanh toán của doanh nghiệp ta so sánh tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh. Doanh nghiệp có tỷ số thanh toán hiện hành ở mức không thấp lắm nhưng tỷ số thanh toán nhanh lại quá thấp. Điều này do giá trị tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản. Do đó chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn trong tài chính. Vì vậy việc tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ ngắn hạn ở một mức cao là cần thiết và mang tính quan trọng.

3.1.3.2. Các tỷ số về đòn cân nợ

3.1.3.2.1. Tỷ số nợ

Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tồng tài sản có của doanh nghiệp.

Bảng 3.20: Bảng tỷ số nợ

Đvt: Triệu đồng

2008 2009 2010 09/08 10/09

Tổng nợ 100.372 91.426 101.230 (8,91) 10,72

Tổng tài sản 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11

Tỷ số nợ 0,49 0,42 0,41 (0,07) (0,01)

Năm 2009 tỷ số nợ là 0,42 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp đã có 0,42 đồng nợ. Tỷ số nợ năm 2009 giảm 0,07 so với năm 2008. Năm 2010 tỷ số nợ là 0,41 tức là trong 1 đồng tài sản thì có 0,41 đồng nợ, giảm 0,01 so với năm 2009. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nợ.

 Đánh giá chung qua 3 năm, ta thấy tỷ số nợ của doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm, điều này cho thấy các chủ sở hữu có toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp trong khi đó các chủ nợ sẽ bất an vì mức độ rủi ro cao và mức độ đảm bảo các khoản nợ là thấp.

3.1.3.2.2. Tỷ số đảm bảo nợ

Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

Ta có tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.21: Bảng phân tích tỷ số đảm bảo nợ

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch %

2008 2009 2010 09/08 10/09

Tổng nợ 100.372 91.426 101.230 (8,91) 10,72

Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 20,47 16,57

Tỷ số đảm bảo nợ 0,96 0,73 0,69 (0,23) (0,04)

Năm 2009 tỷ số đảm bảo nợ là 0,73, tức là trong 1 đồng nợ vay được đảm bảo bởi 0,73 đồng vốn chủ sở hữu, so với năm 2008 đã giảm 0,23 đồng. Năm 2010 tỷ số này liên tục giảm chỉ còn 0,69, giảm 0,04 so với năm 2009.

 Đánh giá chung qua 3 năm, ta thấy tỷ số đảm bảo nợ của doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm.

3.1.3.2.3. Tỷ số thanh toán lãi vay

Tỷ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không.

Bảng 3.22: Bảng phân tích tỷ số thanh toán lãi vay

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch %

2008 2009 2010 09/08 10/09

LN trước thuế + lãi vay 11.237 25.454 19.376 126,52 (23,88)

Chi phí lãi vay 7.520 6.358 3.260 (15,45) (48,73)

Tỷ số thanh toán lãi vay 1,49 4,00 5,94 2,51 1,94

Trong năm 2009 tỷ số thanh toán lãi vay là 4, tức là cứ mỗi đồng chi phí lãi vay doanh nghiệp có đến 4 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng đểthanh toán. Sang năm 2010, tỷ số thanh toán lãi vay tiếp tục tăng và đạt 5,94, so với năm 2009 tăng 1,94 lần. Đây là sự chuyển biến tích cực chứng tỏ khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có hiệu quả.

 Như vậy qua 3 năm ta nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp có chiều hướng ngày càng tốt hơn.

3.1.3.3. Các tỷ số hoạt động

3.1.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân =

Tỷ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình từ khi doanh nghiệp bán hàng cho đến khi thu được tiền. Các khoản phải thu chủ yếu là phải thu khách hàng.

Bảng 3.23: Bảng kỳ thu tiền bình quân

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch %

2008 2009 2010 09/08 10/09

Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88

Các khoản phải thu 8.350 37.801 36.963 352,71 (2,22)

Kỳ thu tiền bình quân 20 68 59 48 (9)

Dựa vào bảng phân tích ta thấy:

- Năm 2009 kỳ thu tiền bình quân là 68 ngày, tăng 48 ngày so với năm 2008, có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân là do doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu ( cụ thể doanh thu tăng 34,43%, khoản phải thu tăng 352,71% so với năm 2008). Như vậy trong giai đoạn này khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khá chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá lớn.

- Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân giảm 9 ngày so với năm 2009, còn 59 ngày.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc thu tiền bán chịu làm cho các khoản phải thu giảm 2,22% so với năm 2009 đồng thời doanh thu tăng 12,88%.

 Từ kết quả phân tích trên ta nhận thấy kỳ thu tiền bình quân ở mức cao, khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp không được tốt lắm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn với thời gian dài. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra những chính sách để thu hồi vốn nhanh để hạn chế việc vốn bị chiếm dụng, không tham gia vào quá trình sinh lợi cho doanh nghiệp.

3.1.3.3.2. Vòng quay tồn kho

Là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Bảng 3.24: Bảng vòng quay tồn kho

Đvt: Triệu đồng

2008 2009 2010 09/08 10/09

Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88

Hàng tồn kho 25.704 30.564 28.771 18,91 (5,87)

Số vòng quay HTK 5,83 6,59 7,90 0,76 1,31

Thời gian tồn kho 62 55 46 (7) (9)

- Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 6,59 vòng, mỗi vòng là 55 ngày. So với năm 2008 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 0,76 vòng, mỗi vòng giảm 7 ngày.

- Năm 2010 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tiếp tục tăng lên và đạt 7,90 vòng,

tức là tăng 1,31 vòng, mỗi vòng giảm 9 ngày so với năm 2009.

 Như vậy nhìn chung qua 3 năm 2008 – 2010 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần, đồng thời thời gian tồn kho ngắn lại thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, doanh nghiệp tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn, để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

3.1.3.3.3. Vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này cho biết bình quân 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu.

Bảng 3.25: Bảng vòng quay tổng tài sản

Đvt: Triệu đồng

2008 2009 2010 09/08 10/09

Tổng tài sản 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11

Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88

Vòng quay tổng TS 0,73 0,93 0,92 0,20 (0,01)

Ta thấy số vòng quay tài sản năm 2008 là 0,73 vòng và năm 2009 là 0,93 vòng. Số vòng quay của năm 2009 đã tăng lên 0,20 vòng. Điều đó có nghĩa là cứ một đồng vốn sử dụng trong năm 2009 tạo ra doanh thu nhiều hơn so với năm 2008 là 0,20 đồng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của năm 2009 tăng mạnh là 34,43%.

Tuy nhiên qua năm 2010 vòng quay tài sản đã giảm nhẹ còn 0,92 vòng, nghĩa là cứ một đồng vốn sử dụng tạo ra được 0,92 đồng doanh thu, giảm 0,01 đồng so với năm 2009.

Biến động trong tổng tài sản có thể là do biến động của tài sản ngắn hạn và dài hạn. Để hiểu rõ hơn khả năng sử dụng tài sản ta cần kết hợp với chỉ tiêu hiệu suất với từng loại tài sản.

Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động

Bảng 3.26: Bảng hiệu suất luân chuyển vốn lưu động

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch %

2008 2009 2010 09/08 10/09

Doanh thu thuần 149.780 201.348 227.291 34,43 12,88

VLĐ bình quân 42.905 57.851 77.745 34,84 34,39

Số vòng quay VLĐ 3,5 3,5 2,9 (0,0) (0,6)

Số ngày / vòng quay 103 103 123 0 20

Hệ số đảm nhiệm 0,286 0,287 0,342 0,001 0,055

Từ bảng phân tích ta thấy:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w