+ Tiến hành công tác kiểm soát nội bộ theo đúng quy định của Nhà nước. + Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập.
+ Hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp.
+ Tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên.
+ Phổ biến hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ thể lệ quản lý tài chính trong đơn vị.
+ Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu cho các bộ phận liên quan trong đơn vị và các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
+ Xác định các khoản kinh doanh lãi (lỗ) các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước.
- Phòng Quản lý sản xuất:
+ Tiếp nhận và tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu kế hoạch của Công ty. + Cùng với Phòng kỹ thuật công nghệ tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở vật chất, máy móc thiết bị.
+ Có quyền điều động nhân sự tạm thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất.
+ Có quyền tăng, giảm lao động công nhật một cách chủ động nhằm đáp ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Phòng Quản lý thiết bị: Chịu trách nhiệm bảo quản, sửa chữa máy móc, thiết
bị.
- Phòng Kế hoạch vật tư: Giúp Ban Giám đốc theo dõi tình hình xuất nhập vật
- Phòng Kỹ thuật công nghệ: Giúp Ban Giám đốc quản lý về kỹ thuật chế biến, chất lượng sản phẩm,nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm. chất lượng sản phẩm,nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm.
2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm quy mô vừa, hoạt động sản xuất là chính, địa bàn phân xưởng và hệ thống kho tương đối tập trung nên Công ty áp dụng hình thức công tác kế toán tập trung, bộ máy kế toán kiêm nhiệm chức năng thống kê, thanh toán của Công ty. Các công việc phân loại chứng từ kiểm tra, định khoản, ghi sổ tổng hợp, chi tiết tính giá thành được thực hiện theo sự chỉ đạo của Côngty.
2.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng: là người giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ
công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính đơn vị và phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời còn phải chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt chuyên môn.
+ Kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật, chuẩn mực, chế độ, nguyên tắc kế toán từ chi tiết đến tổng hợp các phần hành kế toán trong Công ty theo quy định của Nhà nước.
+ Duyệt các khoản thu, chi theo ủy quyền của Giám đốc Công ty. + Quản lý tình hình tài chính trong Công ty.
+ Ký toàn bộ phiếu thu, phiếu chi của Phòng kế toán với chức danh Kế toán trưởng. Kế toán trưởng Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp Kế toán Ngân hàng - Công nợ - Thuế Kế toán Ngân hàng
- Công nợ - Thuế Kế toán Nguyên -Vật liệu
Kế toán Nguyên
+ Tổ chức ghi chép, tính toán các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên các quỹ, để lại đơn vị và thanh toán đúng hạn phải thu, phải trả. Tất cả phải được phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời. Đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm tài sản, hao mòn hư hỏng mất mát.
Kế toán tổng hợp:
- Có trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ảnh tổng hợp các số liệu việc nhập, xuất, tiêu thụ và các khoản thanh toán với ngân hàng, với nội bộ của Công ty.
- Là người giúp Kế toán trưởng làm báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và còn là nơi bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán. Nắm vững những nguyên tắc tài chính, hạch toán của Công ty, tham mưu đề xuất với lãnh đạo về những vướng mắc trong công tác kế toán.
Kế toán ngân hàng – Công nợ - Thuế :