TỔNG NGUỔN VỐN 204

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây (Trang 54 - 56)

I. Vốn chủ sở hữu 104

TỔNG NGUỔN VỐN 204

204.67 0 100, 00 217.073 100,00 247.697 100,00 - -

Phân tích kết cấu nguồn vốn phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài sản. Đối với nguồn vốn ta cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp.

Theo bảng kết cấu nguồn vốn ta thấy trong năm 2008, cứ 100 đồng vốn thì có 50,96 đồng thực sự thuộc sở hữu của doanh nghiệp, còn lại 49,04 đồng là nợ phải trả do doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác.

Sang năm 2009 cứ 100 đồng vốn thì có 57,88 đồng là từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại nợ phải trả là 42,12 đồng. Năm 2010 tỷ lệ này tiếp tục tăng, trong 100 đồng thì có 59,13 đồng là từ nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại nợ phải trả là 40,87 đồng.

Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2010 đã tăng 1,25% so với năm 2009, sự gia tăng này chủ yếu là do tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 0,79% và tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển tăng 0,38%.

Như vậy, qua 3 năm ta thấy, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần, điều này chứng tỏ qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng nhẹ mà chủ yếu là lượng vốn đi chiếm dụng. Nhưng tỷ trọng nợ phải trả lại giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần.

Để đánh giá tình hình nguồn vốn để tự trang trải những hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều sâu ta cần phân tích chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ.

Bảng 3.10: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch %

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Vốn chủ sở hữu 104.298 125.647 146.467 20,47 16,57

Tổng nguồn vốn 204.670 217.073 247.697 6,06 14,11

Tỷ suất tự tài trợ 50,96 57,88 59,13 6,92 1,25

- Giai đoạn 2008 – 2009: Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 57,88%, so với năm 2008 thì đã tăng 6,92%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Vốn 2008 thì đã tăng 6,92%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Vốn chủ sở hữu trong năm 2009 tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng và tăng quỹ đầu tư phát triển.

- Giai đoạn 2009 – 2010: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ tiếp tục tăng. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ là 59,13% (tăng 1,25% so với năm 2009). Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 16,57% và tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 14,11%.

 Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng cao, doanh nghiệp đủ vốn và đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Qua bảng kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thấy doanh nghiệp chủ động được trong kinh doanh vì nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng dần. Tuy nhiên nợ phải trả còn chiếm tỷ trọng khá cao sẽ gây áp lực trả nợ. Vì vậy, trong tương lai doanh nghiệp cần phải giảm tỷ trọng này xuống, đồng thời xây dựng một kênh huy động vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh lâu dài.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm Sứ Giang Tây (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w