Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 77 - 90)

II. BẢNG BIỂU

3.3.2.Kiến nghị với Nhà nước

Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật Hàng hải

Nhà nước cần hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam đồng thời tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung

những văn bản không còn phù hợp, cập nhật các điều ước quốc tế để bộ luật có thể hoà nhập với khu vực và quốc tế. Điều này giúp cho các doanh nghiệp hàng hải nói chung và Công ty Cổ phần Hàng Hải nói riêng không những có cơ hội phát triển trong nước mà còn vươn rộng ra tầm quốc tế.

Hiện nay,các quy định về cảng biển, quản lý cảng biển chưa đầy đủ, một số lĩnh vực và phương thức vận tải mới chưa được quy định trong bộ luật hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, một số quy định liên quan đến hoạt động hàng hải chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hàng hải Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế này là hết sức cần thiêt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ hàng hải bổ trợ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đa phương thức để chuyển giao công nghệ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và mạng lưới khách hàng sẵn có. Ngoài ra, việc ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hàng hải cạnh tranh lành mạnh, hoạt động bình đẳng cũng là điều hết sức cần thiết.

Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng cảng biển

Cục Hàng hải Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển cảng, thực hiện đầu tư đồng bộ kết hợp đẩy mạnh việc nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các cảng, bến cảng, cầu cảng hiện có. Điều này giúp cho các doanh nghiệp hàng hải có thể rút ngắn thời gian chờ tàu, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng giải phóng hàng ở cảng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát

Nhà nước cần có chính sách tiền tệ hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế tạo cho các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh tốt,

cạnh tranh lành mạnh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản.

Khi lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái được ổn định thì các chi phí đầu vào của Công ty như chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê kho bãi, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí đầu tư tài sản cố định… cũng sẽ ổn định theo giúp Công ty đạt được mục tiêu kinh doanh như đã định, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Một chính sách tiền tệ hợp lý còn giúp cho lãi suất tín dụng được ổn định, hợp lý tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Hàng hải nói riêng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển.

Bình ổn, phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một bộ phận rất quan trọng của thị trường tài chính. Sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trường tài chính phát triển. Để các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng và hiệu quả bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chắc chắn phải có nền tảng hỗ trợ là một thị trường chứng khoán phát triển. Trong đó, tính thanh khoản của chứng khoán lưu hành trên thị trường là hết sức quan trọng. Nếu như các doanh nghiệp huy động vốn ban đầu trên thị trường sơ cấp thì trên thị trường thứ cấp, nơi các chứng khoán được mua bán lại, sẽ tạo ra tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trường thứ cấp sôi động sẽ thúc đẩy sự phát triển của thi trường sơ cấp. Do đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.

Thực tế trong thời gian qua, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã có sự phát triển nhất định, trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lượng chứng khoán niêm yết, giao dịch tăng mạnh, số lượng các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán ngày càng tăng. Tuy nhiên, thị

trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp bởi nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro kinh doanh và rủi ro kinh tế. Các công ty chứng khoán chưa đóng vai trò nhà tạo lập thị trường quan trọng trên thị trường, các nhà đầu tư phần lớn là cá nhân nhìn chung chưa có tính chuyên nghiệp, hành vi đầu tư thường mang tính ngắn hạn, “bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trường, nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trường chưa cao như hiện nay.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán ở Việt Nam mởi chủ yếu phát triển thị trường cổ phiếu. Thị trường trái phiếu chưa phát triển. Hiện nay còn thiếu nhiều điều kiện nền tảng để phát triển thị trường trái phiếu công ty. Hệ thống tư pháp, các chuẩn mực về công bố thông tin kế toán, hệ thống thanh toán… cần được cải thiện nhiều.

Do đó, để bình ổn và phát triển thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần có các biện pháp nhằm tăng cường minh bạch hoá thông tin, hoàn thiện vấn đề quản trị điều hành, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải thiện điều kiện giao dịch, tránh các biện pháp giao dịch hành chính. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cường vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả giúp doanh

nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, luận văn: “Nâng cao hiệu quả sử

dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội” đã được hoàn thành.

Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, đề tài đã thể hiện được nội dung và yêu cầu đặt ra.

Những nội dung cơ bản được để cập trong đề tài:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản trong nền kinh tế thị trường.

+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội trong ba năm qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để tìm ra giải pháp hoàn thiện.

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội.

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử sụng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội.

Hy vọng luận văn đóng góp phần nào giúp Công ty Cổ phần Hàng hải sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công ty ngày càng lớn mạnh.

Hiệu quả sử dụng tài sản luôn là một vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi việc thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo của các

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1- Bộ Tài chính (2005), Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 22 chuẩn mực kế toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

2 - Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, Hà Nội

3- Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, Báo cáo tài chính, năm 2005. 4- Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, Báo cáo tài chính, năm 2006. 5- Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, Báo cáo tài chính, năm 2007.

6 - PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7 - PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8 - TS Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9 - PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS.Bạch Đức Hiền (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10 - TS Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11 - Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh.

12 - PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13 - PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14 - PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15 - Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

16 - PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17 - TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

Lêi c¶m ¬n

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình trong suốt khoá học cao học và trong thời gian nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới:

- Cô giáo hướng dẫn, PGS.TS Lưu Thị Hương

- Các thầy cô giáo khoa Ngân hàng – Tài chính Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

- Các thầy cô giáo đã từng dạy trong cả khoá học 2006-2008 - Các bạn học cùng lớp

- Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội.

Tôi xin gửi thầy cô, bạn bè và gia đình lời chúc sức khoẻ, thành công trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2008

Học viên

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TSCĐ : Tài sản cố định

TSDH : Tài sản dài hạn

TSNH : Tài sản ngắn hạn

GTGT : Giá trị gia tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình

ĐTTC : Đầu tư tài chính

MT : Mục tiêu TH : Thực hiện

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

I. SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty...34

(%)...37

II. BẢNG BIỂU Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...37

(Tr. Đồng)...37

Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...39

Bảng 2.3 – Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...42

Bảng 2.4 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội... 43

Bảng 2.5 - Hệ số hao mòn TSCĐHH của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội ... 44

Chỉ tiêu...44

Bảng 2.6 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản ...45

tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...45

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản. ...47

Bảng 2.7 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH ...47

tại công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...47

Bảng 2.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH...48

tại công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...48

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...51

Đvt: tr.đồng...51

Bảng 2.10: Vốn ngắn hạn ròng tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...52

tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội ...54

III. BIỂU ĐỒ

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU...1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 1...3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN...3

CỦA DOANH NGHIỆP...3

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP...3

1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp...3

1.1.2. Tài sản của doanh nghiệp...5

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP...11

1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp...11

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản...12

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP...14

1.3.1. Các nhân tố chủ quan...14

1.3.1.5. Công tác thẩm định dự án...23

1.3.1.6. Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn...24

1.3.2. Các nhân tố khách quan ...24

CHƯƠNG 2...28

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN ...28

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI...28

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI ...28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...28

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty...32

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty...35

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN ...37

2.2.1. Thực trạng tài sản của công ty...37

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội ...45

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN ...49

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI...49

2.3.1. Kết quả đạt được...49

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...53

CHƯƠNG 3...59

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI...59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI...60

3.1.1. Định hướng phát triển của ngành Hàng Hải Việt Nam...60

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...60

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI...61

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty...61

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty...68

3.2.3. Một số giải pháp chung khác...72

3.2.3.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ...72

3.3. KIẾN NGHỊ...77

3.3.1. Kiến nghị với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...77

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước...77

KẾT LUẬN...80

Hiệu quả sử dụng tài sản luôn là một vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi việc thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này...81

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 77 - 90)