Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 72 - 77)

II. BẢNG BIỂU

3.2.3.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm có được nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Công ty.

Công ty nên thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt đi học các khóa học đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ công việc quản lý được tốt hơn.

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho người công nhân có thêm kiến thức mới và khả năng làm việc hiệu quả cao hơn.

Tuy Công ty là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về thị phần vận tải nhưng lại chủ yếu là thị trường nội điạ. Mặt khác, thị trường nội địa nhỏ nhưng cạnh tranh hết sức gay gắt, giá vốn hàng bán của Công ty lại tương đối cao nên lợi nhuận thu được bị hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần tích cực khai thác, tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài để nâng cao thị phần vận tải nhằm mang lại nguồn lợi nhuận vững chắc hơn. Để đạt được mục đích đó, Công ty cần phải nâng cao sức cạnh của mình hơn nữa trước những yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trước hết, cần nhanh chóng tìm các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào. Việc xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty cần phải bám sát các nội dung sau đây:

- Tăng năng suất vận tải, giảm chi phí để giảm giá thành đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

- Xây dựng cơ sở vật chất tốt, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hiện đại.

- Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh để có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước trong khu vực và quốc tế; giữ vững thị trường vận tải nội địa.

- Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới.

Ngoài ra, Công ty cần nâng cao vai trò của bộ phận nghiên cứu phát triển với chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng và thị trường, triển khai các dịch vụ mới và dự án. Trong đó, nhóm nghiên cứu thị trường luôn theo dõi các thông tin tổng thể về kinh tế cũng như trong ngành,

thường xuyên cung cấp các báo cáo thị trường và dự án tiềm năng cần điều tra nghiên cứu sâu. Nhóm quan hệ nước ngoài luôn phối hợp với đối tác nước ngoài nghiên cứu, điều tra thị trường và tính tương thích dịch vụ. Khi đối tác có yêu cầu, bộ phận này tiến hành đánh giá tính khả thi và phối hợp triển khai dự án. Thêm vào đó, hoạt động quảng cáo nhằm mở rộng thị trường cũng cần được Công ty quan tâm hơn.

công nhân có thêm kiến thức mới và khả năng làm việc hiệu quả cao hơn.

3.2.3.3. Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu

Tăng cường huy động vốn

Để mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, để có thể huy động được vốn với chi phí thấp nhất, trước hết Công ty cần phải đa dạng hoá phương thức huy động vốn, cụ thể:

- Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Đồng thời tuỳ từng thời điểm, từng mục đích sử dụng và nhu cầu vốn khác nhau, Công ty có thể sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng…

- Tiếp tục thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước.

- Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại. Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thương mại cung cấp cho Công ty cả nguồn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác đang gặp khó khăn, khai thác triệt để nguồn tín dụng thương mại giúp cho Công ty có thêm nguồn tài trợ không nhỏ.

Ngoài ra, bên cạnh việc phát hành cổ phiếu như đã thực hiện, Công ty còn có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu hoặc các chứng chỉ nhận nợ dài hạn để

huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể phát hành trái phiếu Công ty cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, các thủ tục pháp lý và loại trái phiếu phát hành có lợi nhất.

Thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu.

Khi đề cập đến cơ cấu vốn chỉ xem xét đến nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà không xem xét đến nợ ngắn hạn, vì nợ ngắn hạn mang tính ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hưởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu như chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, không bị tác động nhiều bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, chi phí để tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơn vốn dài hạn. Do vậy, khi thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp chỉ xem xét đến các nguồn vốn dài hạn.

Một cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi chi phí vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá trị thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất.

Như vậy, có hai căn cứ để xác định cơ cấu vốn tối ưu của Công ty, đó là chi phí vốn và giá trị thị trường của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị thị trường của cổ phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của Công ty quyết định. Giá cổ phiếu trên thị trường có thể là cao nhất nhưng không phải vì cơ cấu vốn tối ưu mà vì một nhân tố khách quan nào đó tác động. Chi phí vốn thấp nhất sẽ dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường là cao nhất.

Do vậy, thiết lập cơ cấu vốn tối ưu Công ty cần dựa trên cơ sở xác định chi phí vốn thấp nhất. Chi phí vốn được hiểu là chi phí bỏ ra để sử dụng một nguồn vốn nào đó. Tương ứng với hai bộ phận chính của cơ cấu

vốn là Nợ và Vốn chủ sở hữu thì cũng có hai loại chi phí vốn, đó là chi phí Nợ và chi phí Vốn chủ sở hữu. Chi phí Nợ được hiểu là chi phí Công ty phải bỏ ra để huy động nợ. Chi phí Vốn chủ sở hữu bao gồm chi phí của cổ phiếu ưu tiên, chi phí cổ phiếu thường mới và chi phí của lợi nhuận không chia.

Điểm khác biệt giữa chi phí Nợ và chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí Nợ được coi là chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí xác định sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, nếu sử dụng nợ Công ty sẽ được hưởng phần tiết kiệm thuế, tính bằng:

tk = kb x t Trong đó:

tk: phần tiết kiệm thuế do sử dụng nợ kb: chi phí Nợ trước thuế

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Vì vậy, thực tế nếu sử dụng nợ với chi phí kb Công ty chỉ phải trả: a kb = kb –tk = kb x (1-t)

Trong đó:

a kb là chi phí Nợ sau thuế hay chi phí Nợ đã được điều chỉnh bởi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng mà Công ty cần cân nhắc lựa chọn sử dụng Nợ trong cơ cấu vốn của mình.

Như vậy, sau khi thiết lập được cơ cấu vốn tối ưu, Công ty cần duy trì cơ cấu vốn đó. Khi cơ cấu vốn chưa đạt được mức tối ưu, Công ty có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ. Ngược lại, khi cơ cấu vốn đã vượt quá điểm tối ưu, việc sử dụng thêm nợ sẽ bất lợi cho Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w