II. BẢNG BIỂU
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI 2.2.1. Thực trạng tài sản của công ty
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu sau:
Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị (Tr. đồng) tỷ trọng (%) Giá trị (Tr. Đồng) tỷ trọng (%) Giá trị (tr. đồng) tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 77.508 37,34 97.252 50,06 90.445 33,37 Tài sản dài hạn 130.062 62,66 97.028 49,94 180.608 66,63 Tổng tài sản 207.570 100,00 194.280 100,00 271.053 100,00
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Qua bảng 2.1, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2005, tổng tài sản ở mức 207 tỷ đồng. Sang năm 2006, tổng tài sản giảm đi
6,4% tương ứng 13 tỷ. Tuy nhiên, năm 2007, tổng tài sản đã tăng lên đáng kể, gần 77 tỷ đồng tương ứng 39,52% so với năm 2006 thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng.
Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo. Năm 2005, tỷ trọng tài sản dài hạn gần gấp đôi tỷ trọng tài sản ngắn hạn nhưng sang năm 2006, cùng với sự sụt giảm quy mô tài sản, tài sản ngắn hạn tăng lên trong khi tài sản dài hạn giảm đi làm cho tỷ trọng hai loại tài sản này ngang bằng nhau. Bước sang năm 2007, khi quy mô tài sản được mở rộng, tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (66,63%). Điều này cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản dài hạn.
Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
2.2.1.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.
Đối với công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, trong những năm qua, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh.
Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(tr. đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr. đồng) Tỷ trọng (%) I.Tiền và các khoản
tương đương tiền 31.377 40,48 25.205 25,92 30.157 33,34
1.Tiền 31.377 40,48 16.355 16,82 25.270 27,94
2.Các khoản tương
đương tiền 8.850 9,1 4.887 5,40
II. Các khoản phải
thu ngắn hạn 38.773 50,03 52.838 54,33 45.601 50,42 1. Phải thu khách hàng 28.504 36,78 45.013 46,28 41.025 45,36 2. Trả trước cho người bán 411 0,53 1.347 1,39 1.496 1,65 3. Các khoản phải thu khác 10.001 12,9 8.245 8,48 5.748 6,36 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (143) (0,18) (1.767) (1,82) (2.668) (2,95) III. Hàng tồn kho 7.358 9,49 16.517 16,98 12.359 13,67 1. Nguyên liệu, vật liệu 609 0,78 1.113 1,14 2.171 2,40 2. Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang 6.749 8,71 15.404 15,84 10.188 11,27
IV. Tài sản ngắn hạn khác 2.692 2,77 2.328 2,57 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.271 1,31 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 2 0,002 472 0,52 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.419 1,46 1.856 2,05 Tổng tài sản ngắn hạn 77.508 100,00 97.252 100,00 90.445 100,00
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty trong ba năm, các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), tiếp đó là tiền
và các khoản tương đương tiền. Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng loại có sự thay đổi qua các năm.
Trước hết, tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm nhẹ qua ba năm. Năm 2005, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền là hơn 31 tỷ đồng nhưng sang năm 2006 đã giảm xuống còn 25 tỷ và 30 tỷ vào năm 2007. Nguyên nhân là do vào năm 2006, có sự giảm đi đáng kể của lượng tiền gửi ngân hàng từ hơn 30 tỷ đồng xuống gần 15 tỷ. Mặc dù tiền mặt tuy có tăng thêm khoảng 0,5 tỷ đồng so với năm trước, các khoản tương đương tiền tăng gần 9 tỷ nhưng sự giảm đi nhiều của tiền gửi ngân hàng đã làm tổng khối lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 giảm đi 19,67% còn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2007, con số này đã tăng đến 30 tỷ do lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên khá nhiều trong khi lượng tiền mặt vẫn duy trì như trước, các khoản tương đương tiền giảm gần 4 tỷ đồng.
Thứ hai, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng. Năm 2005, các khoản phải thu ở mức hơn 38 tỷ đồng nhưng sang năm 2006 đã tăng lên gần 53 tỷ và hơn 45 tỷ vào năm 2007. Nguyên nhân là do khách hàng nợ công ty nhiều hơn và công ty trả trước cho người bán cũng tăng lên. Qua tìm hiểu cho thấy, lý do của việc tăng các khoản phải thu khách hàng xuất phát từ sự biến động của môi trường kinh doanh trong những năm gần đây, trước sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty đã tăng khả năng tín dụng cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu. Tuy nhiên, tốc độ tăng khoản dự phòng phải thu khó đòi lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng. Năm 2006, tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng là 57,92% trong khi tốc độ tăng khoản dự phòng phải thu khó đòi là 1135,66%. Năm 2007,
mặc dù khoản phải thu khách hàng giảm 8,86% nhưng dự phòng phải thu khó đòi lại tăng 50,99%. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu. Bên cạnh đó, thị trường đầu vào biến động, giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, việc tăng khoản trả trước cho người bán nhằm mua được với giá rẻ hơn làm giảm chi phí đầu vào cho các hoạt động vận tải và xây dựng công trình của Công ty.
Thứ ba, hàng tồn kho tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2006. Tốc độ tăng hàng tồn kho năm 2006 là 124,48%. Điều này được giải thích là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên đáng kể. Năm 2005 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gần 7 tỷ đồng và ở năm 2006 đã lên tới hơn 15 tỷ. Ngoài ra, tốc độ tăng dự trữ nguyên vật liệu cũng khá cao, 82,8% năm 2006 và 95,06 % năm 2007.
Thứ tư, tài sản ngắn hạn khác năm 2005 bằng 0, đã tăng lên gần 3 tỷ đồng ở năm 2006 và hơn 2 tỷ vào năm 2007.
2.2.1.2. Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư TSDH bởi TSDH luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó thể hiện quy mô năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Bảng 2.3 – Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(tr. Đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr. Đồng) Tỷ trọng (%)
I.Các khoản phải thu dài hạn
5.020 3,86
1.Phải thu dài hạn khách hàng 5.020 3,86 II.Tài sản cố định 80.683 62,03 56.630 58,36 133.571 73,96 1.Tài sản cố định hữu hình -Nguyên giá
-Giá trị hao mòn luỹ kế
56.198 137.906 (81.708) 43,21 106,03 (62,82) 36.257 125.904 (89.647) 37,37 129,76 (92,39) 110.273 203.792 (93.519) 61,06 112,84 (51,78) 2.Tài sản cố định thuê tài
chính -Nguyên giá
-Giá trị hao mòn luỹ kế
17.024 28.774 (11.750) 13,09 22,12 (9,03) 11.269 28.774 (17.505) 11,61 29,65 (18,04) 13.355 38.333 (24.978) 7,39 21,22 (13,83) 3.Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 7.462 5,73 9.104 9,38 9.943 5,51
III.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 39.339 30,25 38.473 39,65 46.673 25,84
1. Đầu tư vào công ty liên
kết, liên doanh 32.147 24,72 32.147 33,13
2. Đầu tư dài hạn khác
7.192 5,53 6.326 6,52 46.673 25,84
IV.Tài sản dài hạn khác
5.020 3,86 1.925 1,99 363 0,20
1.Chi phí trả trước dài hạn
5.020 3,86 1.813 1,87 363 0,20
2.Tài sản dài hạn khác
112 0,12
Tổng tài sản dài hạn 130.062 100,00 97.028 100,00 180.607 100,00
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng các loại tài sản dài hạn thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo đó là tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn và đầu tư dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản dài hạn của công ty.
Thứ nhất, về các khoản phải thu dài hạn:
Năm 2005, khoản này ở mức 5 tỷ đồng do sự xuất hiện khoản phải thu dài hạn của khách hàng. Tuy nhiên, với sự cố gắng trong việc thực hiện chính sách thu hồi nợ, đến năm 2006 công ty đã thu hồi được hoàn toàn khoản phải thu này.
Thứ hai, về tài sản cố định:
Tài sản cố định có sự thay đổi cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2005, giá trị tài sản cố định ở mức hơn 80 tỷ đồng, tương ứng 62,03% tổng giá trị tài sản dài hạn. Sang năm 2006, giá trị tài sản cố định giảm hơn 24 tỷ đồng, tỷ trọng giảm từ 62,03% xuống 58,36%. Tuy nhiên, vào năm 2007, sự đầu tư vào tài sản cố định tăng lên rõ rệt: Giá trị TSCĐ tăng gần 77 tỷ tương đương tốc độ tăng 135,87% và kéo theo sự tăng lên về tỷ trọng, 73,96% trong tổng giá trị tài sản dài hạn. Có thể thấy ở đây sự mở rộng quy mô năng lực sản xuất, đổi mới trang thiết bị của Công ty. Trong đó, TSCĐ hữu hình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, cơ cấu TSCĐ hữu hình là một yếu tố hết sức quan trọng cần được xem xét.
Bảng 2.4 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(tr. đồng) Tỷ trọng(%) (tr. đồng)Giá trị Tỷ trọng(%) (tr. đồng)Giá trị Tỷ trọng(%) Nhà cửa, vật kiến trúc 45 0,08 15 0,04 6.408 5,81 Máy móc, trang thiết bị 2.032 3,62 408 1,13 2.566 2,33 Phương tiện vận tải 53.675 95,51 35.513 97,95 100.949 91,54 Thiết bị văn phòng 446 0,79 321 0,88 349 0,32 Tổng TSCĐ hữu hình 56.198 100,00 36.257 100,00 110.273 100,00
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, giá trị của phương tiện vận tải luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình của công ty (trên 90%). Sự đầu tư vào phương
tiện vận tải được thể hiện rất rõ vào năm 2007. Giá trị phương tiện vận tải tăng hơn 65 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng tương đối 184,26%.
Như vậy, quy mô tài sản cố định hữu hình tăng lên đáng kể. Để có thể nhận biết được tình trạng TSCĐ hữu hình, ta cần đánh giá chính xác hệ số hao mòn của chúng.
Hệ số hao mòn TSCĐHH =
Hệ số hao mòn này càng lớn (càng tiến về 1) thì chứng tỏ TSCĐHH càng cũ, lạc hậu và cần được đổi mới, thay thế.
Bảng 2.5 - Hệ số hao mòn TSCĐHH của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguyên giá TSCĐHH Tr.đồng 137.906 125.904 203.792
Số tiền khấu hao luỹ kế Tr.đồng 81.708 89.647 93.519
Hệ số hao mòn TSCĐHH 0,59 0,71 0,46
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005 -2007 của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Qua các năm, hệ số hao mòn TSCĐHH đã có sự thay đổi: tăng từ 0,59 năm 2005 đến 0,71 năm 2006 và giảm đi còn 0,46 năm 2007. Điều này chứng tỏ gần đây, Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới TSCĐHH, đặc biệt TSCĐHH dùng trong lĩnh vực vận tải, một hoạt động chủ chốt của Công ty.
Ngoài ra, tài sản cố định của công ty còn thể hiện ở tài sản cố định thuê tài chính và chi phí xây dựng dở dang. Tuy nhiên, các loại tài sản này thay đổi không đáng kể trong các năm qua.
Thứ ba, về các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Số tiền khấu hao luỹ kế đã trích Nguyên giá TSCĐHH tại thời điểm đánh giá
Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá trị tài sản dài hạn của công ty, sau tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm nhẹ vào năm 2006, và tăng lên nhiều vào năm 2007 (21,31%). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty bao gồm: Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; Đầu tư dài hạn khác. Điều này chứng tỏ khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp có xu hướng tăng.
Cuối cùng, về tài sản dài hạn khác:
Tài sản dài hạn khác có xu hướng giảm, mà chủ là do sự giảm đi của chi phí trả trước dài hạn. Năm 2005, chi phí trả trước dài hạn vào khoảng 5 tỷ đồng. Khoản chi phí này bao gồm: Chi phí bảo hiểm tàu, ô tô, chi phí sửa chữa lớn tàu, chi phí nội thất. Tuy nhiên, sang năm 2006, chi phí trả trước dài hạn đã giảm đi 63,88%, chỉ còn gần 2 tỷ và tiếp tục giảm còn xấp xỉ 0,4 tỷđồng vào năm 2007.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội Hà Nội
Trong những năm qua, nhằm đạt được mục đích kinh doạnh, Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Việc phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản tại công ty, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, những giải pháp thích hợp sẽ được đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.
2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 2.6 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần Tr. đồng 162.115 223.880 242.353
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tr. đồng 22.875 21.349 41.709
Tổng tài sản bình quân Tr. đồng 212.488,5 200.925,5 232.667
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,76 1,11 1,04
Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) 0,11 0,11 0,18
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản tuy có tăng vào năm 2006 từ 0,76 năm 2005 lên 1,11 nhưng lại giảm đi vào năm 2007 (1,04). Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra