Hoàn thiện các công cụ của CSTT.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ ở Việt Nam" pot (Trang 37 - 41)

4. Một số giải pháp hoàn thiện CSTT ở Việt Nam.

4.2. Hoàn thiện các công cụ của CSTT.

Từ khi cơ chế lãi suất cơ bản được ban hành, các công cụ của CSTT như

DTBB, lãi suất cho vay triết khấu và lãi suất còn chưa bộc lộ những khuyết điểm

và hạn chế của mình. Chính vì vậy mà giờ đây việc khắc phục và hoàn thiện

NVTTM là giải pháp quan trọng trong các giải pháp hoàn thiện các công cụ của

CSTT.

+ NVTTM thực chất là hoạt động của NHTW: trên thị trường mở để tác động tới lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ.

Để cho các TCTD ngoài quốc doanh tham gia NVTTM một cách thực sự thì NHNN phải tạo cho họ một sân chơi bình đẳng, tức là giảm cho vay theo chỉ định, phân biệt rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Ngoài ra cần

phải tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng cho các TCTD về nghiệp vụ này.( Các NHTM quốc doanh được vay theo chỉ định, nên có nhiều lợi thế trong giao dịch

trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá có lãi suất lợi hơn. Các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Qũi tín dụng ít được ưu thế này. Điều này không kích thích cầu tín dụng, tạo ra phân biệt đáng kể trên thị trường).

+ Tạo hàng hoá cho NVTTM:

Tuy không phải là nhiều, nhưng các loại trái phiếu hiện có có thể giao dịch ở

thị trường mở không phải là ít. Riêng tín phiếu kho bạc( thời hạn dưới một năm)

và trái phiếu kho bạc( thời hạn một năm) từ tháng 6/1995 đến tháng 9/2000 được đấu thầu qua NHNN với 39 đợt đấu thầu là 18.282,8 tỷ đồng trong đó

11.126,7 tỷ đồng là trái phiếu kho bạc, 4.156,1 tỷ đồng là tín phiếu. Nếu được

phép giao dịch thì loại trái phiếu kho bạc này sẽ là một hàng hoá tốt cho thị trường mở. Ngoài ra các loại trái phiếu Ngân hàng, trái phiếu công ty … đã phát hành cũng nên được chấp nhận ở thị trường mở. Rõ ràng sự khan hiếm về hàng hoá của thị trường mở đã làm cho thị trường này không thể hiện đúng bản chất

vốn có của nó. Tuy nhiên nếu như NVTTM được phép sử dụng các trái phiếu

kho bạc đã phát hành khi chúng còn thời gian đáo ngắn hạn thì luân chuyển vốn

sẽ đa dạng hơn.

+ Về phương thức giao dịch:

Phương thức giao dịch phù hợp nhất với NVTTM là mua bán có kỳ hạn mà

NHTW là người chủ động quyết định mua bán với số lượng bao nhiêu, thời gian, nào theo phương thức nào tuỳ theo yêu cầu của CSTT trong tường thời kỳ.

Theo quy chế NVTTM, NHTW có thể thực hiện đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Việc đấu thấu khối lượng xảy ra khi lãi suất cố định được tính

toán và chỉ đạo, còn đấu thầu lãi suất sẽ xác định lãi suất sẽ trúng thầu tại thời điểm mà khối lượng cần bơm vào hay rút ra khỏi lưu thông đạt được. Chính các

khuyến khích các TCTD tham gia NVTTM, NHNN cần kết hợp cả hai hình thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.

+ Hoàn thiện thị trường liên Ngân hàng:

Thị trường mở và NVTTM chỉ thực sự hữu hiệu trên cơ sở thị trường liên Ngân hàng phát triển. Trong lịch sử, thị trường liên Ngân hàng hoạt động trước

khi thị trường mở hoạt động. Thị trường liên Ngân hàng chính là nơi xác định

nhu cầu và khả năng vốn khả dụng của các NHTM, nơi mà NHTW nắm bắt được một cách nhanh nhạy nhu cầu vốn của nền kinh tế qua hoạt động của NHTM để quyết định sử dụng công cụ CSTT thích hợp. Ở Việt Nam, thị trường

ngoại tệ liên Ngân hàng có vai trò khá lớn trong luân chuyển vốn ngoại tệ, xác định và điều chỉnh tỉ giá hối đoái. Song hiện nay, thị trường nội tệ liên Ngân hàng gần như đóng băng, điều này đã làm giảm đáng kể khả năng quản lí của

NHNN, cũng như sự phối hợp giữa các thị trường chứng khoán- thị trường mở,

thị trường tiền tệ. Vì vậy, việc hoàn thiện thị trường liên Ngân hàng cần phải được xem là cơ sở cho các hoạt động khác của NHNN trong bối cảnh các thị

trường tài chính đã thiết lập và đi vào hoạt động, hệ thống Ngân hàng sẽ có sự

cải cách mạnh mẽ, xu thế hội nhập Quốc tế sẽ trở thành hiện thực ở Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống liên Ngân hàng nên là một mối quan tâm đặc biệt của

NHNN trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

CSTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Nó được chính phủ ( trước hết là NHTW )

các nước sử dụng làm công cụ tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô, để nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Trong những năm qua, Việt Nam đã học được nhiều bài học kinh nghiệm

quý báu và bổ ích rút ra từ các nước trên thế giới về điều hành CSTT. Tuy nhiên

điều quan trọng hơn là chúng ta phải phân tích, đánh giá và rút ra những kinh

nghiệm về điều hành CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua, để từ đó có những

quyết sách phù hợp và đúng đắn hơn đối với nền tài chính tiền tệ trong tổng thể

nền kinh tế đất nước. Có thể nói CSTT của nước ta hiện nay chưa đạt đến độ

hoàn thiện như mong muốn và đáp ứng những đòi hỏi mà nền kinh tế đặt ra cho nó. Nhưng nói một cách công bằng, chúng ta không thể không thừa nhận sự

đóng góp tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định của CSTT vào thành tựu to lớn của sự nghiệp hơn 10 năm đổi mới của đất nước.

Để hoàn thiện CSTT, trước hết phải xác định đúng mục tiêu và định hướng

của nó trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Từ đó có những biện pháp đồng bộ, vừa cải tiến, hoàn thiện những yếu tố sẵn có; vừa phát triển, bổ sung

Làm được như vậy chắc chắn trong thời gian tới, CSTT sẽ thực sự trở thành công cụ điều tiết hữu hiệu kinh tế thị trường ở Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo

cho nền kinh tế đó vận hành theo định hướng XHCN, theo đúng đường lối mà

Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ ở Việt Nam" pot (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)