2.Vai trò của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
2.1. CSTT với kiểm soát lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Với vai trò to lớn của
mình để làm được điều đó, NHNN Việt Nam đã phải tiến hành thực hiện những
công cụ của CSTT theo hướng có lợi nhất. Theo từng thời kỳ, NHNN sẽ đưa ra
những quyết định hợp lý, đúng đắn sao cho nền kinh tế đạt được những kết quả
to lớn nhất.
Có thể thấy tỷ lệ lạm phát ở nước ta các thời kỳ:
Năm 91 92 93 94 95 96 97 98 99
Lạm phát % 6,8 17,5 5,2 14,4 12,7 4,5 3,7 9,2 0,1
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế và niên giám thống kê 1999.
Năm 1991, lạm phát mức cao 68%. Với mục tiêu đẩy lùi lạm phát, NHNN
”thắt chặt” cung tiền, nhờ vậy đến năm 1992 lạm phát đẩy xuống còn 17,6%.
Đến năm 1993, NHNN tiếp tục “ thắt chặt” cung tiền với những biện pháp như
ấn định hạn mức tín dụng, áp dụng quy chế DTBB .., nhờ đó lạm phát tiếp tục
giảm (chỉ còn 5,2%). Năm1994, tỷ lệ lạm phát bị đẩy lên cao (14,4%) là do nhiều nguyên nhân song tỷ lệ này lại bị giảm ngay vào các năm sau đó. Có được
kết quả như vậy là do NHNN đã áp dụng các công cụ nhằm “thắt chặt” cung tiền. Năm 1998, do nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, tốc độ lạm phát ở
mức cao hơn so với hai năm trước đó: 9,2%. Tuy nhiên lạm phát vẫn được kiềm
chế ở mức dưới 10% theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Từ 1999 đến nay tình trạng
giảm phát xuất hiện, đặc biệt là năm 2000. Mặc dù 2 tháng đầu năm 2000, lạm phát là 2,0% nhưng cả năm giảm phát là 0,6%.
Như vậy, những năm vừa qua, CSTT và việc điều hành CSTT của NHNN
Việt Nam có thể coi là bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế lạm phát. Lạm phát
bị đẩy lùi trước hết làm cho giá cả ổn định, đời sống của nhân dân nói chung và
người lao động nói riêng có xu hướng được cải thiện, ngoài ra nó còn tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước.