3.1.1.Những tồn tại của sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ ở Việt Nam" pot (Trang 32 - 35)

Có thể nhận xét hoạt động của thị trường mở vừa qua rằng:

+ Các TCTD chưa tham gia thường xuyên vào các phiên giao dịch cách 10

+ Hàng hoá giao dịch ở thị trường mở chỉ dừng lại ở giấy tờ có giá trị ngắn

hạn và tập trung vào hai loại là tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. Đây là

khó khăn lớn nhất của NVTTM hiện nay.

+ Các phiếu đấu thầu lãi suất có tính cạnh tranh cao nên các NHTM và các TCTD nhỏ không đủ tham gia, tạo ra tình huống chưa sôi động của thị trường.

+ Thị trường thứ cấp của thị trường mở ( mua bán lại tín phiếu giữa các

TCTD và khách hàng của họ ) chưa phát triển, các thị trường liên ngân hàng chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng lớn đến NVTTM.

Với những tồn tại trên, do vậy mà những tác động và hiệu quả của NVTTM

tới CSTT chưa sâu rộng và thiết thực.

3.1.2. Những tồn tại của sử dụng lãi suất cho vay triết khấu và DTBB.

Việc sử dụng công cụ lãi suất cho vay triết khấu và DTBB của NHNN nhiều khi không đạt hiệu quả như mong muốn ( 1991 đến 1999 ).

Mặc dù NHNN đã ra những quy chế đầy đủ và rõ ràng về quyền hạn, nghĩa

vụ của các TCTD trong việc gửi tiền dự trữ tại NHNN, thế nhưng cho đến nay

vẫn còn một số tổ chức tín dụng vẫn chưa phải thực hiện DTBB, tức là trong lĩnh vực này, NHNN vẫn chưa thực sự tạo ra một “ sân chơi bình đẳng “ đối với

các TCTD hoạt động trong nước.

Mặt khác, liên tục trong những năm 1991-1999, NHNN liên tục giảm tỉ lệ

DTBB và giảm lãi suất cho vay triết khấu đối với các TCTD với mong muốn

nhằm “ nới lỏng “ CSTT, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế vẫn chưa có chuyển hướng mạnh mẽ.

3.1.3. Những tồn tại của sử dụng lãi suất.

Những tháng đầu năm 1999, do đầu tư giảm sút, tăng trưởng kinh tế chững

lại, để “ kích cầu” NHNN Việt Nam quyết định giảm trần lãi suất đối với các TCTD. Nhưng sau nhiều lần giảm lãi suất, đầu tư vẫn chưa tăng mạnh. Hơn nữa,

việc NHNN liên tiếp điều chỉnh lãi suất trong một khoảng thời gian ngắn ( từ 1/06/1999 đến 4/09/1999 đã 3 lần giảm lãi suất cho vay ), đã gây khó khăn cho các TCTD: chưa kịp ổn định việc hạ trần lãi suất lần trước đã phải đối phó với

lần sau. Từ đó nảy sinh hiện tượng: các TCTD thì e dè trong việc huy động vốn ( đặc biệt là vốn dài hạn ), vì sợ lãi suất còn hạ nữa thì sẽ bị lỗ nhiều hơn, còn về

phía các tổ chức kinh tế thì cũng có ý chờ lãi suất hạ nữa thì mới xin vay tiếp.

Việc ban hành lãi suất cơ bản của NHNN Việt nam mới chỉ được thực hiện chưa đầy một năm, vì thế mà những tồn tại của nó chưa bộc lộ ra bên ngoài và

chưa được thống kê.

3.1.4. Những tồn tại của sử dụng hạn mức tín dụng.

Công cụ hạn mức tín dụng chỉ phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế trong

giai đoạn đầu, nhưng trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa. Nếu trong thời

kỳ đầu của quá trình đổi mới, công cụ này có tác dụng tích cực đối với việc kiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

soát cung tiền nhằm đẩy lùi lạm phát, thì nay, hiệu quả của nó đã giảm hẳn. Vì vậy từ quý II/1998, NHNN đã bỏ việc ấn định hạn mức tín dụng đối với các

3.2. Sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng.

Với chính sách và thành tựu đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở quan trọng cho một nền tiền tệ và một hệ thống Ngân hàng

đang được nhanh chóng đổi mới, có tính bước ngoặt phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới ngành Ngân hàng và quá trình hội

nhập khu vực và quốc tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ những yếu

kém bên trong về khuôn khổ pháp lý, hiệu quả quản lý và kinh doanh đòi hỏi

phải có những biện pháp cải cách mạnh mẽ và hết sức cấp bách không thể trì hoãn được.

3.3. Những tồn tại khác.

+ Việc bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước của NHTW là một trong những

nguyên nhân làm cho lạm phát của Việt Nam tuy bị đẩy lùi nhưng vẫn còn tiềm ẩn với tỷ lệ cao.

+ Quá trình thực thi CSTT của hệ thống Ngân hàng đôi khi còn thiếu tính tự

chủ …

Những hạn chế trên đây chứng tỏ quá trình thực thi CSTT của Việt Nam

trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn cần phải tiếp tục bổ sung

và hoàn thiện. Có như vậy thì CSTT mới thực sự phát huy vai trò điều tiết vĩ mô

trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ ở Việt Nam" pot (Trang 32 - 35)