2.Vai trò của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
2.4.2. Góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Trong một thập kỷ qua, tỉ giá hối đoái nói chung ổn định (có biến động nhưng ở mức có thể chấp nhận được). Kết quả đó là do những cố gắng của Nhà nước
và của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quản lý và kiểm soát thị trường.
Sau hai quyết định số 64 và 65/1999/QĐ-NHNN7 của NHNN Việt Nam, cơ
chế tỷ giá được cải tiến một bước mới: về cơ bản NHNN chỉ công bố tỷ giá giao
dịch bình quân qua thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng và biên độ dao động rất
thấp. Như vậy, tỷ giá không còn là được điều chỉnh, mà là được hình thành trên thị trường.
Thông qua can thiệp và công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên Ngân hàng, NHNN đã đIều chỉnh tăng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ (USD) dần dần, đều đặn qua các phiên giao dịch, không gây ra các
cú sốc về tăng đột biến tỷ giá, gây bất lợi cho các doanh nghiệp và thị trường.
Trong các tháng cuối năm 2000, bình quân mỗi phiên giao dịch tỷ giá tăng từ 5 đồng đến 7 đồng/USD và tỷ giá trên ba thị trường đã tăng so với đầu năm như
NHTM tăng 3,4%, thị trường tự do tăng 3,5%. Mặc dù tăng như vậy, nhưng mức
mất giá của đồng Việt Nam vẫn thấp hơn mức mất giá của các đồng tiền khác trong khu vực so với đôla Mỹ.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, NHNN Việt Nam đã không ngừng đẩy
mạnh và phát triển mối quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và với Ngân hàng các nước, nhằm tranh thủ các nguồn tài trợ, các nguồn vốn vay từ
các tổ chức này nhằm: một mặt tăng cường vốn đầu tư để khôi phục và phát triển kinh tế trong nước, mặt khác, đẩy nhanh quá trình thiết lập và hội nhập với
cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế của Việt Nam.
Ngoài những thành tựu kể trên, quá trình thực thi CSTT của hệ thống Ngân
hàng Việt Nam những năm qua còn góp phần đáng kể vào các quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo.