Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành công ty cổ phần cơ khi và đúc kim loại sài gòn (Trang 62)

7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp

2.1.7Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển của công ty

2.1.7.1. Thuận lợi

Công ty cổ phần Cơ khí và Đúc kim loại Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã đi vào hoạt động từ những năm 1977 với đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và lực lượng công nhân sản xuất giỏi, nhiều kinh nghiệm, tay nghề không ngừng được nâng cao. Đây là lợi thế góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Tạo được mối quan hệ tốt và uy tín với nhiều khách hàng. Yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của công ty là mối quan hệ tốt của công ty với khách hàng trong và ngoài nước, là nguồn vật tư, hàng hoá dồi dào, cũng như thị trường đầu ra tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu khá ổn định.

2.1.7.2. Khó khăn

- Môi trường bên trong

Công ty chỉ mới đầu tư được một dây chuyền đúc kim loại tiên tiến và một vài máy móc thiết bị, tất cả còn lại đều quá lạc hậu, cũ kỷ đã có từ vài mươi năm trước, khách nước ngoài đến tham quan công ty nhiều lần khi nhìn thấy thực trạng này nên mất nhiều cơ hội hợp tác, điều hành làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trước đây do tiếp quản của nhiều đơn vị nên mặt bằng nhà xưởng sản xuất, phân tán nhiều nơi một sản phẩm phải sản xuất 5 địa bàn khác nhau. Máy móc thiết bị mất cân đối phải đi gia công ngoài (xi, mạ, sơn tĩnh điện,…) làm cho chi phí sản xuất tăng, sức cạnh tranh yếu.

Chưa có sản phẩm riêng biệt cho công ty nên công nghệ, khuôn mẫu, đồ giá cũng thay đổi liên tục. Tay nghề công nhân, thao tác cũng chưa được chuyên môn hoá, nguyên phụ liệu cung cấp không đồng dạng, khó tìm. Các yếu tố trên làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả thấp.

- Môi trường bên ngoài

Giá nguyên phụ liệu rất thường xuyên biến động trong nước và cả thế giới. Ngược lại, khách hàng nước ngoài thì luôn giảm giá thành kỳ này so với kỳ trước nên ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.

Trong nền kinh tế thị trường, tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực trong nước lẫn nước ngoài, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ,… cũng làm cho công ty mất nhiều cơ hội hợp tác.

Thị trường châu âu rất khắt khe đối với hàng nhập khẩu các yếu tố khách quan môi trường tác động trực tiếp lên sản phẩm trong thời gian bản hành… nên phát sinh nhiều chi phí bất thường khi sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường này.

2.1.7.3. Hướng phát triển

Mở rộng các ngành nghề, tập trung vào dây chuyền công nghệ mới, giảm các chi phí, tạo nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý.

2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Đúc kim loại Sài Gòn

2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Công ty Sameco là đơn vị sản xuất nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng có một yêu cầu khác nhau về tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, việc xác định đối tượng chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tại công ty Sameco mỗi phân xưởng đảm nhiệm hết các khâu từ khi nhập nguyên vật liệu đến khi sản xuất ra thành phẩm và thực hiện một cách độc lập. Trong từng phân xưởng, quy trình công nghệ lại được xây dựng

theo kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, kết quả của từng giai đoạn không được bán ra ngoài. Do đặc điểm của quy trình công nghệ như trên và để đáp ứng yêu cầu quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Sameco xác định là từng xí nghiệp.

2.2.2. Đối tượng tính giá thành

Việc xác định đối tượng tính giá thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, kế toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất của xí nghiệp cũng như các loại sản phẩm và tính chất của các loại sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất. Công ty Sameco đã xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm Gang cầu hoàn thành của từng xí nghiệp.

Kỳ tính giá thành: hàng quý

2.2.3. Kế toán chí phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

2.2.3.1. Đặc điểm nguyên liệu, vật liệu tại công ty

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là toàn bộ số tiền chi ra để mua nguyên vật liệu và các khoản chi có liên quan đến việc vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu.

Việc xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm được quản lý chặt chẽ và tuân theo nguyên tắc: tất cả nhu cầu sử dụng vào sản xuất Gang cầu phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất, cụ thể là kế hoạch sản xuất sản phẩm và được các xưởng ghi sổ.

Nguyên liệu, vật liệu chính được sử dụng để sản xuất Gang cầu là Thép, so với tổng chi phí sản xuất thì nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn. Căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng mà phòng kế toán lên kế hoạch sản xuất và mức tiêu hao nguyên vật liệu giao xuống cho từng xưởng với số liệu và chủng loại cụ thể.

Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp đánh giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân gia quyền cố định.

2.2.3.2. Chứng từ sử dụng tại công ty

o Hoá đơn GTGT o Phiếu nhập kho o Phiếu xuất kho

o Báo cáo tiêu hao nguyên vật liệu Quy trình luân chuyển chứng từ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty sẽ nhận hoá đơn bán hàng do bên bán gửi đến khi mua nguyên vật liệu để làm chứng từ thanh toán tiền hàng mua.

Khi nguyên vật liệu đến, thủ kho tiến hành kiểm tra và sau đó nhập kho tất cả hàng hoá thông qua phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho viết thành 02 liên, 01 liên lưu, 01 liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho số thực nhập và theo dõi từng loại nguyên vật liệu. Phòng kế toán sẽ nhận được thẻ kho và thẻ kho chi tiết từng bộ phận xuất nhập để làm căn cứ ghi sổ.

Khi nhận được phiếu lãnh từ bộ phận có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu gồm 02 liên và chuyển 02 liên cho phòng vật tư duyệt để tiến hành xuất sau đó chuyển cho phòng kế toán.

Mỗi lần xuất vật tư, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vào máy tính chương trình quản lý vật tư xuất kho, cuối tháng kế toán làm phép cộng tổng và in ra bảng tổng hợp xuất vật tư.

Cuối tháng, lập bảng phân bổ vật tư của tháng. Căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ vật tư kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung và Sổ cái tài khoản 621.

Sổ chi tiết nguyên vật liệu (1521, 1522)

Sổ chi tiết 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

Tài khoản: Phân xưởng: Tên sản phẩm, dịch vụ: Chứng từ

Diễn giải TKĐƯ

Ghi Nợ TK 621 Số Ngày Tổng số … Trong đó … … Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ … Cộng số phát sinh Dư cuối kỳ * Tài khoản sử dụng:TK152, 621 * Trình tự hạch toán

Toàn bộ chi phí vận chuyển phát sinh trong kỳ sẽ được chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh và sau đó sẽ được phân bổ vào giá thành của từng loại sản phẩm.

Việc xác định vật tư xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

Công thức tính:

Đơn giá xuất vật tư = Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư nhập trong kỳ Trong tháng 1/2010, tại xí nghiệp An Lạc có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

(1) Ngày 4, PNK số 01/VT đính kèm hoá đơn GTGT số 009499 (02/01/2010) của công ty Thanh Sơn II, Bột đầm lò: 600kg, đơn giá 3.800đ/kg, Silit: 180kg, đơn giá 15.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.

Nợ TK 152 (1522): 2.280.000 (600*3.800) Nợ TK 152 (1522): 2.700.000 (180*15.000) Nợ TK 133 : 498.000 (4.980.000*10%)

Có TK 331 (Thanh Sơn II): 5.478.000

(2) Ngày 11, PNK số 02/VT đính kèm hoá đơn GTGT số 027459 (08/01/2010) của công ty Thanh Sơn II, Bột đầm lò: 2.820kg, đơn giá 3.800đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán.

Nợ TK 152 (1522): 10.716.000 (2.820*3.800) Nợ TK 133 : 1.071.600 (10.716.000*10%)

Có TK 331 : 11.787.600

(3) Ngày 12, PXK số 01/AL: Bột đầm lò 1.500kg, Silit 85kg để trực tiếp sản xuất - Bột đầm lò:

Tồn đầu kỳ: 30 kg, đơn giá 3.500

Nhập trong kỳ: 3.420 kg, đơn giá 3.800 Xuất trong kỳ: 1.500 kg

Đơn giá bình quân xuất kho = 30 x 3.500 + 3.420 x 3.800 30 + 3.420 = 3.797

Trị giá vật tư xuất kho: 1.500 x 3.797 = 5.695.500 Nợ TK 621 : 5.695.500

Có TK 152 (1522): 5.695.500 (1.500*3.797) - Silít:

Tồn đầu kỳ: 45 kg, đơn giá 14.300 Nhập trong kỳ: 180 kg, đơn giá 15.000 Xuất trong kỳ: 85kg

Đơn giá bình quân xuất kho = 45 x 14.300 + 180 x 15.000 45 + 180 = 14.860

Trị giá vật tư xuất kho: 85 x 14.860 = 1.263.100 Nợ TK 621 : 1.263.100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 152 (1522): 1.263.100 (85*14.860)

(4) Ngày 14, PNK số 03/VT đính kèm hoá đơn GTGT số 105365 (12/01/2010) của cửa hàng Nguyễn Minh, thép ống: 870kg, đơn giá 10.900đ/kg, thuế GTGT 5%, thanh toán bằng tiền mặt.

Nợ TK 152 (1521): 9.483.000 (870*10.900) Nợ TK 133 : 474.150 (9.483.000*10%)

Có TK 111: 9.957.150

(5) Ngày 15, PXK số 02/AL thép ống: 600kg để trực tiếp sản xuất.

Tồn đầu kỳ: 110 kg, đơn giá 10.500 Nhập trong kỳ: 870 kg, đơn giá 10.900 Xuất trong kỳ: 600 kg

Đơn giá bình quân xuất kho = 110 x 10.500 + 870 x 10.900 110 + 870 = 10.855

Trị giá vật tư xuất kho: 600 x 10.855 = 6.513.000 Nợ TK 621 : 6.513.000

Có TK 152 (1521): 6.513.000 (600*10.855)

(6) Ngày 22, PNK số 10/VT đính kèm hoá đơn GTGT số 0022502 của DNTN xăng dầu Bình Phú: xăng M92: 272 lít, đơn giá 11.363,64đ/lít, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.

Nợ TK 152 (1522): 3.090.910 (272*11.363,64) Nợ TK 133 : 309.091 (3.090.910*10%)

Có TK 111 : 3.400.001

Tồn đầu kỳ: 20 lít, đơn giá 11.500 Nhập trong kỳ: 272 lít, đơn giá 11.363,64 Xuất trong kỳ: 150 lít

Đơn giá bình quân xuất kho = 20 x 11.500 + 272 x 11.363,64 20 + 272 = 11.372,97

Trị giá vật tư xuất kho: 150 x 11.372,97 = 1.705.945 Nợ TK 621 : 1.705.945

Có TK 152 (1522): 1.705.945 (150*11.372,97)

2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.4.1. Đặc điểm nhân công tại công ty

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất.

Việc tập hợp tính toán và phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp tại xí nghiệp được tiến hành như sau:

- Tập hợp chi phí nhân công ở từng phân xưởng:

Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tính lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất. Trình tự như sau: tại các phân xưởng, các nhân viên kế toán sẽ theo dõi và ghi chép các khoản tính theo lương, sau đó đến cuối tháng kế toán sẽ tính công của từng người và tính lương cho từng công nhân sản xuất.

- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo đơn giá khoán, mỗi xưởng hàng tháng sẽ có một bảng phân bổ tiền lương và BHXH riêng. Sau đó kế toán xí nghiệp sẽ tập hợp lương phát sinh của từng xưởng để vào chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào Sổ cái tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Cuối kỳ

được kết chuyển sang bên Nợ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.

Hình thức công ty áp dụng để trả lương cho người lao động là lương khoán sản phẩm.

Công thức tính lương như sau: Lương sản phẩm phải trả cho công

nhân sản xuất =

Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành (đã qua

nghiệm thu) x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn giá lương sản phẩm Các khoản trích theo lương:

Theo chế độ kế toán hiện hành thì ngoài lương phải trả cho công nhân viên thì công ty còn phải trích các khoản: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN với các tỷ lệ sau:

BHXH bằng 16% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất

BHYT bằng 3% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất

KPCĐ bằng 2% tổng lương thực tế của công nhân sản xuất

BHTN bằng 1% tổng lương thực tế của công nhân sản xuất Khoản trích BHXH

(BHYT) phân bổ cho từng sản phẩm =

Tổng BHXH (BHYT) của xí

nghiệp sản xuất sản phẩm x phân bổ cho từng Chi phí lương loại sản phẩm Tổng lương của xí nghiệp sản

xuất sản phẩm

Khoản KPCĐ tính cho sản phẩm (i) = 2% x Tổng tiền lương thực tế của sản phẩm (i).

Công thức phân bổ tiền lương cho từng loại sản phẩm: Tiền lương của công

nhân sản xuất phân bổ cho sản phẩm A =

Tổng tiền lương của công

nhân cần phân bổ x Tiền lương định mức của sản phẩm A Tổng tiền lương định mức của các sản phẩm 2.2.4.2. Chứng từ sử dụng tại công ty o Bảng chấm công o Bảng tổng hợp ăn ca

o Giải trình lương tháng của xí nghiệp o Bảng tổng hợp lương toàn công ty o Phiếu chi

o Phiếu tạm ứng

Quy trình luân chuyển chứng từ:

Tại các phân xưởng các nhân viên kế toán sẽ theo dõi và ghi chép các khoản tính theo lương, sau đó đến cuối tháng kế toán sẽ tính công của từng người. Bảng chấm công được lập 02 lần mỗi tháng. Căn cứ vào Bảng chấm công để lập Bảng tổng hợp lương toàn công ty. Bảng tổng hợp lương toàn công ty được lập giữa tháng và cuối tháng, sau đó chuyển cho thủ quỹ để trả lương.

2.2.4.3. Sổ sách kế toán tại công ty

Sổ chi tiết 622, 334, 3382, 3383, 3384

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Tài khoản: Phân xưởng: Tên sản phẩm, dịch vụ:

Chứng từ

Diễn giải TKĐƯ

Ghi Nợ TK 622 Số Ngày Tổng số Chia ra TLC BHXH BHYT Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ … Cộng số phát sinh Dư cuối kỳ * Tài khoản sử dụng:TK 622, 334, 338 * Trình tự kế toán:

Trong tháng 1/2010, tại xí nghiệp An Lạc có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

(1) Ngày 31, kế toán hạch toán lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở xí nghiệp An Lạc như sau:

Nợ TK 622 : 15.231.024 Có TK 334 : 15.231.024

(2) Ngày 31, kế toán hạch toán KPCĐ ở xí nghiệp An Lạc như sau: Nợ TK 622 : 304.620 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 338 (3382): 304.620

(3) Ngày 31, kế toán hạch toán BHTN ở xí nghiệp An Lạc như sau: Nợ TK 622 : 152.310

Có TK 338 (3388): 152.310

(4) Ngày 31, kế toán hạch toán BHXH ở xí nghiệp An Lạc như sau: Nợ TK 622 : 2.436.964

Có TK 338 (3383): 2.436.964

(5) Ngày 31, kế toán hạch toán BHYT ở xí nghiệp An Lạc như sau: Nợ TK 622 : 456.931

Có TK 338 (3384): 456.931

2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung

2.2.5.1. Đặc điểm sản xuất chung tại công ty

Chi phí sản xuất chung gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Chi phí sản xuất chung được mỗi phân xưởng tập hợp riêng trên cơ sở những chứng từ, sổ sách kế toán hợp lệ.

2.2.5.2. Chứng từ sử dụng tại công ty

o Bảng tổng hợp ăn ca tháng

o Giải trình lương tháng của xí nghiệp o Giấy đề nghị mua phụ tùng

o Bảng báo giá

o Hoá đơn mua TSCĐ

o Bảng phân bổ khấu hao hang tháng o Hoá đơn tiền điện, tiền nước,…

o Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho (nguyên liệu, vật liệu, CCDC, phụ tùng và thiết bị xây dựng)

o Phiếu chi o Giấy báo nợ o Biên bản sửa chữa

Quy trình luân chuyển chứng từ:

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành công ty cổ phần cơ khi và đúc kim loại sài gòn (Trang 62)