2. 4.1.Kiểm toán nợ phải trả người bán
2.3. Chọn mẫu kiểm toán:
Qua quá trình thực tập tại CPA VIETNAM em thấy hiện tại Công ty đang tiến hành phương pháp chọn mẫu theo xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên trên cơ sở nhận định về rủi ro kiểm soát được đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, có liên hệ với rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng. Đây là phương pháp kiểm toán phi xác suất chính vì vậy nó còn có những nhược điểm như không chọn được những mẫu đặc trưng cho tổng thể, có thể bỏ qua những nghiệp vụ trọng yếu vì vậy có thể chưa tiết kiệm tối đa chi phí kiểm toán, chọn mẫu không mang tính chủ quan và ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Mà chọn mẫu xác suất có ưu điểm là chọn mẫu mang tính khách quan, khoa học đảm bảo tất cả mọi phần tử trong tổng thể đều được chọn,…. Vì vậy em nghĩ CPA VIETNAM nên kết hợp chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất để tận dụng tối đa ưu điểm của hai phương pháp này để giảm bớt rủi ro, giảm tính chủ quan trong quá trình chọn mẫu.
Chọn mẫu xác suất có ba cách chọn là dựa trên bảng số ngẫu nhiên, chọn dựa theo chương trình vi tính và chọn mẫu hệ thống.
• Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên: Khi áp dụng phương pháp này
kiểm toán viên tiến hành 4 bước sau:
Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán. Kiểm toán viên phải gắn cho mỗi phần tử một con số duy nhất và từ đó có thể có được mối quan hệ giữa các phần tử với bảng số ngẫu nhiên. Ví dụ, đối với kiểm toán các khoản nợ phải trả người bán, có 500 khoản phải trả người bán thì kiểm toán phải gắn cho mỗi khoản đó một số cụ thể, như đánh số cho các khoản từ 001 đến 500.
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng. Trong bước này, kiểm toán viên phải lựa chọn tiêu chí đối với các con số trong bảng số ngẫu nhiên để xây dựng được mối quan hệ giữa các đối tượng kiểm toán đã định lượng và các con số trong bảng số ngẫu nhiên. Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng. Là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên trên bảng số ngẫu nhiên, có thể là từ dưới lên, từ trên xuống, có thể là theo hàng ngang. Công việc này phải được xác định từ trước và phải áp dụng thống nhất trong quá trình chọn mẫu.
Bước 4: Chọn điểm xuất phát. Bước công việc này là hoàn toàn ngẫu nhiên. Từ điểm xuất phát đã chọn được, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào hành trình sử dụng bảng số ngẫu nhiên để lựa chọn các đơn vị mẫu tiếp theo. Trong quá trình lựa chọn, kiểm toán viên tiến hành loại bỏ các phần tử trùng lắp.
• Chọn mẫu theo hệ thống: Kiểm toán viên có thể sử dụng công thức sau để chọn mẫu cho phù hợp.
• Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính: Phương pháp này
tương tự như phương pháp trên, tuy nhiên số ngẫu nhiên lại do máy tính chọn ra nhằm hạn chế sai sót chủ quan của con người trong quá trình chọn mẫu. Phương pháp này còn có thể loại bỏ những số không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lặp và tự phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc.
2.4.Áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán:
Hiện nay công ty chưa có phần mềm kiểm toán cho riêng mình. Mà chương trình này có bán sẵn trên thị trường hoặc có thể được thiết kế riêng. Các phần mềm hữu dụng nhất mà các công ty kiểm toán có thể sử dụng là:
- Tìm kiếm và kiểm tra các file dữ liệu
- Lưu và cho phép xây dựng các chương trình kiểm toán phù hợp - Liệt kê và đánh dấu các mục cần kiểm tra
- Phân tích rủi ro
- Phần mềm quản lý thời gian…
Việc có được phần mềm kiểm toán có thể giúp cho công tác kiểm toán khoa học và có hiệu quả hơn. Nó có thể giảm thiểu công việc của các kiểm toán
Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) Bước chọn mẫu (J) =
Chỉ số độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết (D)
Số dư tài khoản cần kiểm tra (P) Số mẫu cần kiểm tra (N) =
viên, giúp cho các kiểm toán viên có thể truy cập và sử dụng cho dù họ ở những nơi khác nhau. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán làm hạn chế sự tham gia của các kiểm toán viên có kinh nghiệm và được đào tạo. Điều này công ty cần cân nhắc khi áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào kiểm toán.
Qua thời gian thực tập tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam( CPA VIETNAM), em đã được tiếp xúc thực tế với các khách hàng và được tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán mà công ty CPA VIETNAM thực hiện. Em thấy thời gian thực tập tại CPA VIETNAM là một thời gian hữu ích giúp em có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để có thể vận dụng tốt hơn lý luận kiểm toán vào thực tế.
Trong quá trình thực tập ở đây em thấy trong quá trình kinh doanh vốn là nhân tố rất quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm một phần không nhỏ trong thành công này và hoạt động kiểm toán nợ ngắn hạn trở thành tất yếu trong kiểm toán tài chính. Vì vậy em đã chọn đề tài kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
CPA VIETNAM là một trong những công ty kiểm toán lớn ở trong nước. Trong quá trình hoạt động nhờ những ưu điểm vượt trội của mình mà CPA VIETNAM đã ngày càng tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước. Song không vì thế mà CPA VIETNAM đã hoàn thiện, không có những thiếu xót, hạn chế. Trên cơ sở những kiến thức đã học về chuyên ngành kiểm toán cũng những kiến thức thực tiễn thu được từ thời gian thực tập vừa qua tại CPA VIETNAM, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn do công ty CPA VIETNAM thực hiện.
Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đặc biệt là thầy
giáo Trần Mạnh Dũng là người trực tiếp hướng dẫn em để em có những bước tiến xa trong học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Trần Mạnh Dũng để giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc và các anh chị kiểm toán viên trong công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiểm toán tài chính : GS – TS Nguyễn Quang Quynh 2. Lý thuyết kiểm toán: GS – TS Nguyễn Quang Quynh 3. Kiểm toán: Alvin.Aren – James K. Lobbecke
4. Hồ sơ kiểm toán CPA VIETNAM 5. Tài liệu đào tạo của CPA VIETNAM 6. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 7. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
8. Các tạp chí chuyên ngành
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...1
PHẦN 1...3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ...3
( CPA VIETNAM)...3
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ( CPA VIETNAM)...3
2.Tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM...5
3.Kết quả kinh doanh của CPA VIETNAM...7
4.Khái quát chung quy trình kiểm toán của công ty CPA VIETNAM...10
5.Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của CPA VIETNAM...13
6.Các loại dịch vụ và khách hàng của công ty CPA VIETNAM...15
6.1 .Các dịch vụ do CPA VIETNAM cung cấp...15
6.2. Thị trường khách hàng của CPA VIETNAM ...17
PHẦN 2...19
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ NGẮN HẠN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ( CPA VIETNAM) THỰC HIỆN...19
1.Quy trình kiểm toán chính về nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do công ty CPA VIETNAM thực hiện...19
2.Thực trạng quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính tại CPA VIETNAM. 20 2.1. Công việc thực hiện trước kiểm toán...21
2.2.Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát...23
2.2.1.Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng...24
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát...26
2.2.3.Tìm hiểu về hệ thống kế toán ...28
2.2.4 . Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát...30
2.2.5. Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho nợ ngắn hạn...30
2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết...31
2.3.1. Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán...32
2.3.2. Chương trình kiểm toán vay ngắn hạn...36
2.4.Thực hiện kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn...42
2. 4.1.Kiểm toán nợ phải trả người bán...42
2.4.2. Kiểm toán khoản vay ngắn hạn...50
PHẦN 3...56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ NGẮN HẠN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ( CPA VIETNAM) THỰC HIỆN...56
1.1.Những mặt đạt được...57
1.2.Những mặt còn hạn chế...58
2.Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM...59
2.1. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.:...59
2.2. Thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán: ...60
2.3. Chọn mẫu kiểm toán : ...61
2.4.Áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán: ...63
KẾT LUẬN...64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...67
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CPA VIETNAM...7
Sơ đồ 2: Cơ cấu doanh thu của CPA VIETNAM theo từng loại dịch vụ...9
Bảng 2: Bảng cam kết về tính độc lập...22
Bảng 3: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán...23
Bảng 4: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát...27
Bảng 5: Căn cứ xác định trọng yếu của CPA VIETNAM...31
Bảng 6 : Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán...32
Bảng 7: Chương trình kiểm toán vay và nợ dài hạn...37
Bảng 8 : Bảng tổng hợp tài khoản nợ phải trả người bán tại khách hàng SMILE: Đơn vị : đồng...43
Bảng 10: Kiểm tra chi tiết số dư TK 331 ...44
Bảng 11 : Biên bản đối chiếu công nợ...45
Bảng 12: Thư xác nhận phải trả...48
Bảng 14: Bảng tổng hợp tài khoản vay ngắn hạn - TK 311tại công ty SMILE
...50
Đơn vị : Đồng ...50
Bảng 16 : Thư xác nhận số dư...51
Bảng 17: Bảng tính lãi vay ngắn hạn...53